Thông tin tài liệu:
Lời mở đầuCampuchia là một trong những quốc gia trực thuộc Đông Nam Á có nền kinh tế đang trên đà phát triển. Trong gần 1 thập kỉ tăng trưởng, Campuchia đã đạt được một sự tiến bộ vượt trội.Chính sách phát triển nông nghiệp là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ và biện pháp do Nhà nước hoạch định và thực hiện để đièu chỉnh các hoạt động nông nghiệp của quốc gia trong một thời gian nhất định nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách phát triển nông nghiệp của Campuchia.Chính sách phát triển nông nghiệp của Campuchia . Lời mở đầu Campuchia là một trong những quốc gia trực thuộc Đông Nam Á có nềnkinh tế đang trên đà phát triển. Trong gần 1 thập kỉ tăng trưởng, Campuchia đã đạtđược một sự tiến bộ vượt bậc trong thu nhập bình quân đầu người, tăng gấp đôi từ288 USD năm 2000 đến 900 USD năm 2009, và trong khoảng thời gian từ 1998đến 2007 được xem là nước xếp thứ 2 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng. Một trong những nhân tố đóng góp vào thành công đó của Campuchia là sựphát triển nhanh chóng của ngành nông nghiệp, một trong những ngành đang cónhiều đóng góp nhất vào tổng thu nhập quốc dân của Campuchia. Với diện tích đấtrộng lớn và hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, Campuchia có tiềm năng trởthành một đầu mối xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới. Để đạt được nhữngthành tựu đặc sắc đó, chính sách phát triển nông nghiệp của Campuchia đóng vaitrò hàng đầu, tiên quyết. Văn bản sau đi sâu vào việc phân tích thực trạng ngành nông nghiệp và cácchính sách hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp của Campuchia. Sự cần thiết phải nghiên cứu Thành công hay thất bại của những nỗ lực nhằm chuyển biến nền nôngnghiệp không những phụ thuộc vào khả năng và kĩ năng của người dân trong việcnâng cao năng suất cây trồng và năng suất lao động mà quan trọng hơn còn phụthuộc vào sự hỗ trợ của chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm của nông dân. Trong nền nông nghiệp truyền thống, người dân không muốn và cũng khôngcó điều kiện áp dụng kĩ thuật mới, mà đây lại là yếu tố quyết định chuyển động củanông nghiệp. Do đó, chính phủ cần có chính sách giúp đỡ về kĩ thuật (giống mới,biện pháp canh tác mới...) và hướng dẫn họ thực hiện những biện pháp này. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất nhỏ, hình thức trang trại hộ giađình là chủ yếu. Do đó họ không có khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng. Để giúp họđầu tư theo mô hình lớn như hệ thống điện, đường xá, thủy lợi..., chính phủ cần cóchính sách hỗ trợ cho họ dưới nhiều hình thức đầu tư để tạo điều kiện phát triểnsản xuất và lưu thông hàng hóa. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế Campuchia giúp hiểu rõ hơn về sựtăng trưởng kinh tế to lớn của Campuchia trong những thập niên gần đây, từ đó rútra được bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về việc vận dụng những thế mạnh,khắc phục điểm yếu, sửa chữa những sai sót còn tồn đọng trong bộ máy quản lýcũng như tránh được những sai lầm mà Campuchia đã gặp phải trong quá trìnhphát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Đối tượng nghiên cứu Văn bản sau tiến hành nghiên cứu về thực trạng phát triển nông nghiệp củaCampuchia trong những thập kỉ gần đây để đánh giá một cách toàn diện nhữngthành tựu cũng như hạn chế trong quá trình phát triển đó, sau đó đi sâu vào tìmhiểu những chính sách, quan điểm, đường lối cũng như cách thức quản lý, vậndụng chúng vào thực tiễn của chính phủ để hiểu sâu sắc và toàn diện hơn nhữngyếu tố tạo nên sự biến chuyển của nền nông nghiệp Campuchia. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu hiện trạng phát triển của nền nông nghiệp Campuchia từ trướcđến nay, các thành tựu cũng như hạn chế, sau đó đối chiếu với chính sách pháttriển nông nghiệp của Campuchia trong giai đoạn 3 thập kỉ trước trở về đến nay,đặc biện chú ý vào giai đoạn 5 năm gần đây. Phương pháp nghiên cứu Văn bản sau sử dụng phương pháp biện chứng, nghĩa là căn cứ trên một hiệntrạng có thực đã qua kiểm chứng trong m ột khoảng thời gian xác đinh để rút ranhững kết luận về hiệu quả và tính khả thi của một chính sách. Đồng thời có sự kếthợp giữa phương pháp định lượng, dựa trên những số liệu có thực và định tính, dựatrên quan điểm và hiểu biết của nhà nghiên cứu để đưa ra kết luận chính xác nhất. Kết cấu: Kết cấu văn bản bao gồm 3 chương chính - Chương 1: Một số đặc điểm cơ bản ảnh hường đến chính sách phát triểnngành nông nghiệp của Campuchia. - Chương 2: Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp Campuchia. - Chương 3: Định hướng phát triển nông nghiệp của Campuchia và khả nănghợp tác với Việt NamChuơng 1: Một số đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến chínhsách phát triển ngành nông nghiệp của Campuchia1.1. Khái quát chung về chính sách phát triển nông nghiệp1.1.1. Khái niệm Chính sách phát triển nông nghiệp là hệ thống các quan điểm, mục tiêu,nguyên tắc, công cụ và biện pháp do Nhà nước hoạch định và thực hiện để đièuchỉnh các hoạt động nông nghiệp của quốc gia trong một thời gian nhất định nhằmđạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.1.1.2. Vai trò của chính sách phát triển nông nghiệpViệc phát triển kinh tế vùng nông thôn sẽ góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo,chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống của nhân dân và từngbước t ...