Danh mục

Chính sách phát triển văn hóa của Hàn Quốc và một số gợi ý cho Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 307.52 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chính sách phát triển văn hóa của Hàn Quốc thực chất nhằm phát triển một nền văn hóa hiện đại, phát huy mọi giá trị truyền thống, được thực hiện bởi một ngành “công nghiệp văn hóa” giàu sáng tạo, có khả năng “xuất khẩu” các giá trị văn hóa, đem lại lợi ích kinh tế và phát huy vai trò của “sức mạnh mềm”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách phát triển văn hóa của Hàn Quốc và một số gợi ý cho Việt Nam 116 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CỦA HÀN QUỐC VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM Phạm Thị Thanh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Hàn Quốc là quốc gia phát triển, với nền kinh tế đứng thứ 11 trên thế giới. Đóng góp cho sự nhẩy vọt thần kỳ của nền kinh tế Hàn Quốc có vai trò của ngành công nghiệp văn hóa Hàn Quốc, mà mũi nhọn là việc xuất khẩu văn hóa Hàn Quốc ra thế giới. Chính sách phát triển văn hóa của Hàn Quốc thực chất nhằm phát triển một nền văn hóa hiện đại, phát huy mọi giá trị truyền thống, được thực hiện bởi một ngành “công nghiệp văn hóa” giàu sáng tạo, có khả năng “xuất khẩu” các giá trị văn hóa, đem lại lợi ích kinh tế và phát huy vai trò của “sức mạnh mềm”. Việc hoạch định và thực hiện chính sách đó của Hàn Quốc thực sự chứa đựng nhiều bài học có giá trị, có thể coi là những gợi ý cho Việt Nam trong việc xây dựng một nền văn hóa hiện đại, mang tính công nghiệp và hướng tới xuất khẩu các giá trị văn hóa Việt Nam. Từ khóa: Chính sách, văn hóa, công nghiệp văn hóa, xuất khẩu văn hóa, Làn sóng Hàn Quốc, Hallyu, văn hóa Việt Nam. Nhận bài ngày 05.12.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 5.01.2017 Liên hệ tác giả: Phạm Thị Thanh; Email: ptthanh@daihocthudo.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hàn Quốc là quốc gia phát triển, với nền kinh tế đứng thứ 11 trên thế giới và là một trong những nền kinh tế hàng đầu châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc...). Đóng góp cho sự nhẩy vọt thần kỳ của nền kinh tế Hàn Quốc có vai trò của nền công nghiệp văn hóa Hàn Quốc mà mũi nhọn của nền công nghiệp này là xuất khẩu văn hóa ra thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính sách phát triển văn hóa, đặc biệt là xuất khẩu văn hóa thực chất là sự vươn vòi của Chủ nghĩa Tư bản văn hóa Hàn Quốc nhằm chiếm lĩnh thị trường thế giới, quảng bá hình ảnh, tạo nên tâm lý “sùng ngưỡng” Hàn Quốc, gây dựng cơ sở xã hội và thị hiếu tiêu dùng cho hàng hóa Hàn Quốc ở các nước. Tuy nhiên, việc hoạch định và thực hiện chính sách đó của Hàn Quốc thực sự chứa đựng nhiều bài học có giá trị, có thể coi là những gợi ý cho Việt Nam trong việc xây dựng một nền văn hóa hiện đại, mang tính công nghiệp và hướng tới xuất khẩu các giá trị văn hóa Việt Nam. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 21/2018 117 2. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CỦA HÀN QUỐC 2.1. Quan điểm của Chính phủ Hàn Quốc về phát triển văn hóa Một trong các quan điểm của Chính phủ Hàn Quốc về phát triển văn hóa đã được Tổng thống nước này Kim Young-Sam (1993-1998) nêu ra trong “chiến lược toàn cầu hóa” của Hàn Quốc. Ông nhấn mạnh: Văn hóa và tư duy phải được toàn cầu hóa; người Hàn Quốc phải khám phá lại sự phong phú vốn có của nền văn hóa truyền thống Hàn Quốc và hòa nhập với nền văn hóa thế giới. Cách tư duy khép kín của họ phải được mở ra và mang tính lý trí để họ có thể trau dồi cách tư duy và đạo đức mới, thích hợp với công dân toàn cầu hóa.1 Đây là quan điểm phát triển văn hóa mang tính sáng tạo và đột phá. Bởi vì, trong xã hội Hàn Quốc, cho đến những năm 90 của thế kỷ trước, không ít người nghi ngờ về sự phát triển của nền “công nghiệp văn hóa” ở nước này. Họ cho rằng, kinh tế quyết định văn hóa, trong văn hóa không bao hàm yếu tố kinh tế. Văn hóa theo quan niệm cũ không hề sinh lời, không thể tạo ra của cải vật chất. Năm 2009, trong một diễn văn quan trọng, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak cũng khẳng định: “Văn hóa sẽ là nguồn vốn quyết định kinh tế trong thế kỷ XXI. Chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống mà trong đó, tất cả mọi người bất kể đang sống ở đâu và thuộc tầng lớp xã hội nào cũng có thể được trải nghiệm văn hóa trong đời sống hàng ngày”.2 Ông cũng cho rằng, một đất nước tiến bộ và phát triển không phải chỉ đơn thuần có thu nhập cao, mà là một đất nước có nền văn hóa phát triển ở cấp độ cao cân bằng với sự phát triển của kinh tế. Những phát biểu trên đây cho thấy Chính phủ Hàn Quốc rất coi trọng phát triển văn hóa, muốn đưa Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có nền văn hóa phát triển cao, đồng thời có tham vọng đưa văn hóa Hàn Quốc ra toàn cầu. Để làm được điều đó, Hàn Quốc tập trung đầu tư xây dựng nền “công nghiệp văn hóa” và hướng nền công nghiệp này đi tới “xuất khẩu” các sản phẩm văn hóa mang thương hiệu Hàn Quốc ra thế giới. 2.2. Các kế hoạch lớn trong chính sách phát triển văn hóa của Hàn Quốc Chính sách phát triển văn hóa của Hàn Quốc được phát triển liên tục trong vài thập kỷ gần đây, trong đó thể hiện rõ đường lối chung và các mục tiêu quốc gia cho từng giai đoạn. 1 Lý Xuân Chung (2013), “Những chính sách của Hàn Quốc làm gia tăng quyền lực mềm”, Tạp chí Nghiên cứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: