Danh mục

Chính sách quản lý giảng viên các trường đại học Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 486.78 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải tài liệu: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tập trung nghiên cứu về giáo dục đại học và chính sách quản lý quản lý đội ngũ giảng viên các trường đại học Trung Quốc từ đó gợi ý bài học cho Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách quản lý giảng viên các trường đại học Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 576 CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Đỗ Thị Thu Hằng1 Nguyễn Thanh Lý Vũ Thị Thúy Hằng Phạm Văn Thuần Nguyễn Thị Na Tóm tắt: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, thể chế chính trị và xã hội, do vậy các vấn đề gặp phải của hai nước trong quá trình phát triển có nhiều điểm giống nhau. So với Việt Nam, Trung Quốc là nước thực hiện chính sách đổi mới nói chung và thực thi cải cách giáo dục đại học sớm hơn Việt Nam hơn 10 năm. Chính vì vậy, trong quá trình phát triển và thực thi chính sách quản lý giáo dục và quản lý đội ngũ giảng viên của Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm đáng để Việt Nam nghiên cứu, học tập. Bài viết này tập trung nghiên cứu về giáo dục đại học và chính sách quản lý quản lý đội ngũ giảng viên các trường đại học Trung Quốc từ đó gợi ý bài học cho Việt Nam. Từ khóa: chính sách; quản lý đội ngũ giảng viên; bài học kinh nghiệm.1. Giáo dục đại học và Chính sách phát triển giảng viên ở Trung Quốc Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa chính sách vào năm 1978. Trongthời gian 40 năm đổi mới, đời sống kinh tế và xã hội của Trung Quốc đã có nhữngthay đổi đột phá. Ngay từ những năm đầu của quá trình cải cách, Đảng Cộng sảnvà Quốc Vụ viện Trung Quốc đã rất coi trọng sự nghiệp giáo dục đại học, do đóngay từ đầu, giáo dục đại học của Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đángkhích lệ.1 Khoa Quản lý giáo dục – Trường ĐHGD-ĐHQGHN.CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRUNG QUỐC VÀ... 577 Từ năm 1949 khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập đếnnay, sự nghiệp giáo dục Trung Quốc đã trải qua gần 70 năm phát triển. Nhìn lạichặng đường này, Zhang Letian (2009) cho rằng chính sách và việc thực thi chínhsách là yếu tố quyết định hướng đi và tốc độ phát triển giáo dục. Hơn nữa, mỗibước đi tiếp theo của sự nghiệp giáo dục đều không thể tách rời khỏi những chínhsách, định hướng của Đảng và nhà nước. Có thể nói, trên mọi phương diện, ở mọibậc học, với mọi thời kỳ, các chính sách luôn chi phối sự phát triển và cải cáchgiáo dục. Chính sách phát triển giáo dục đại học và chính sách quản lý đội ngũ giảngviên của Trung Quốc qua các thời kỳ Từ 1949 đến 1957: Đây là thời kỳ Trung Quốc mới được thành lập, là giaiđoạn Trung Quốc tập trung tìm kiếm hướng phát triển cho giáo dục nói chung vàgiáo dục đại học nói riêng, trong đó đã khôi phục và chỉnh đốn được đội ngũ giảngviên. Tháng 12 năm 1949, hội nghị toàn quốc về công tác giáo viên được tổ chức,hội nghị đã thảo luận các vấn đề của xây dựng, phát triển đội ngũ, từ đó các cơ quanhữu quan lần lượt ban hành các chính sách quy định về giảng viên. Các văn bảnthống nhất coi giảng viên là cán bộ nhân viên Nhà nước do Trung ương thống nhấtlãnh đạo. Tháng 7 năm 1950, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành Điều lệ tạmthời của các trường đại học, cao đẳng, trong đó chỉ rõ: giảng viên đại học, cao đẳngchia thành 4 bậc: trợ giảng, giảng viên, phó giáo sư và giáo sư, các bậc đều do hiệutrưởng nhà trường phong và báo cáo bằng hồ sơ cho Bộ Giáo dục. 1 Cũng trong giai đoạn này, năm 1954, có những quy định cụ thể về bồi dưỡng,sử dụng, đề bạt cán bộ, sát hạch, phân công công tác, tiền lương, phúc lợi… cũngnhư biên chế tổ chức của trường đại học. Năm 1955, Bộ Giáo dục Trung Quốc banhành văn bản quy định thời gian làm việc và lượng công việc làm căn cứ xây dựngchế độ tiền lương cũng như xác định nhiệm vụ trọng tâm của giảng viên là giảngdạy. Ngoài ra, trong năm 1956, 1957, các vấn đề về điều kiện nâng hạng giảng viêntừ trợ giảng lên giảng viên, từ giảng viên lên phó giáo sư, từ phó giáo sư lên giáosư được quy định bổ sung. Như vậy có thể thấy, qua 7 năm phát triển, các chính sách quản lý giảng viêncủa Trung Quốc đã đề cập đến các phương diện của quá trình phát triển đội ngũ, dosố lượng, chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt. Từ năm 1957 đến 1966, đây là giai đoạn Trung Quốc tập trung vào việc đềxuất các chính sách điều chỉnh, phát triển nguồn lực giảng viên cho các các địa1 (dẫn theo 余立等:《中国高等教育史(下册)》,华东师范大学出版社1994年版,第30 页. ) KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 578 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALLphương trên cả nước, bắt đầu phân cấp quản lý các trường đại học cho các tỉnh,thành phố, khu tự trị. Năm 1958, Quốc Vụ viện Trung Quốc có chỉ thị về “Công tácgiáo dục”, với nội dung trọng tâm là “giáo dục phục vụ chính trị giai cấp vô sản,giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất Để thực hiện được phương châm đó,công tác giáo dục phải do Đảng lãnh đạo”.1 Trong giai đoạn này chính sách quản lýgiảng viên tập trung vào các quy trình sát hạch, đánh giá nghiệp vụ của giảng viên,đây là căn cứ đề bạt, nâng hạng giảng viên, và nhà nước phân quyền quản lý giảngviên cho chính quyền địa phương.2 Từ năm 1966 đến 1976, là thời kỳ diễn ra cuộcđại văn hóa cách mạng ở Trung Quốc. Do những vấn đề về chính trị, xã hội đã ảnhhưởng lớn đển phát triển nhân lực nói chung và nhân lực giáo dục nói riêng, cácchính sách phát triển giảng viên đại học bị ngưng trệ trong thời gian 10 năm dài. Từ năm 1976 đến 1986, sau khi cách mạng đại văn hóa kết thúc, cùng với sựkhôi phục phát triển nhân lực của quốc gia, giáo dục đại học cũng đã khôi phụclại các chính sác ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: