Danh mục

Chính sách tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 431.59 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Chính sách tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập" sẽ tập trung về chính sách tài chính của các DN BHNT thông qua hai chính sách chính là chính sách vốn và khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay, phân tích thực trạng chính sách vốn và khả năng thanh toán đối với thị trường BHNT, đánh giá những thành công, hạn chế còn tồn tại, và đề xuất những kiến nghị hoàn thiện chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp BHNT tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TS. Nguyễn Thị Vân Anh1 ThS. Trịnh Thị Hồng Thái2Tóm tắt Trong nền kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế, đối với các doanh nghiệp thì chínhsách tài chính là nền tảng cho các hoạt động và góp phần ổn định kinh tế, hỗ trợ cácchính sách an sinh xã hội (ASXH), đầu tư phát triển xã hội. Chính sách tài chính đối vớicác doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (DN BHNT) là nền tảng cho mọi hoạt động và là cơsở để cơ quan quản lý nhà nước tác động, điều chỉnh hoạt động, cũng là sân chơi giúpcác DN BHNT vừa nâng cao tiềm lực tài chính, sự cạnh tranh thông qua sự gia tăng vốnđiều lệ, đa dạng hóa danh mục đầu tư, đồng thời đảm bảo duy trì khả năng thanh toán vàdự phòng nghiệp vụ. Trên cơ sở đó bài viết sẽ tập trung về chính sách tài chính của cácDN BHNT thông qua hai chính sách chính là chính sách vốn và khả năng thanh toán đốivới doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay, phân tích thực trạng chínhsách vốn và khả năng thanh toán đối với thị trường BHNT, đánh giá những thành công,hạn chế còn tồn tại, và đề xuất những kiến nghị hoàn thiện chính sách tài chính đối vớicác doanh nghiệp BHNT tại Việt Nam.Từ khóa: Chính sách, vốn, khả năng thanh toán, nhân thọ1. Một số chính sách tài chính chung của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Việt Namhiện nay Chính sách tài chính của các DN BHNT là nền tảng cho hoạt động, là cơ sở để cơquan quản lý nhà nước tác động, điều chỉnh hoạt động của các DN BHNT, tạo sân chơigiúp các doanh nghiệp bảo hiểm vừa nâng cao tiềm lực tài chính và năng lực cạnh tranhqua sự gia tăng vốn điều lệ, đa dạng hóa danh mục đầu tư, đồng thời phải đảm bảo duy trìkhả năng thanh toán và dự phòng nghiệp vụ. Năng lực tài chính của DN BHNT là mộtyếu tố giúp DN đảm bảo được khả năng chi trả cho những người tham gia bảo hiểm khiphát sinh sự kiện bảo hiểm. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm thì chính sách tài chính là cácnội dung liên quan đến việc tạo lập, sử dụng nguồn vốn, quỹ tiền tệ, phân phối lợi nhuận,chế độ sổ sách, kế toán đảm bảo khả năng thanh toán trong hoạt động kinh doanh bảohiểm nhằm đạt được những mục tiêu lợi nhuận nhất định của DNBH. Theo quy định của1 Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Lao động - Xã hội, Email: vananh219@gmail.com. SĐT: 09632077992 Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh,Email: trinhhongthaikd@gmail.com. SĐT: 0976968915688pháp luật hiện hành thì DNBH tự chủ về tài chính, chịu trách nhiệm về quản lý, giám sáthoạt động tài chính, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động: quản lý, giám sát tài chính, kếtquả hoạt động tạo ra doanh thu, và phát sinh chi phí, đồng thời đảm bảo thực hiện cácnghĩa vụ cam kết của mình. Nhóm chính sách trụ cột của DN BHNT là chính sách vốn và khả năng thanhtoán. Chính sách vốn và khả năng thanh toán đảm bảo trách nhiệm đối với khách hàngnhư đã cam kết trong hợp đồng và có tác động lớn đến sự phát triển của DN BHNT.Đồng thời, nhóm chính sách này đã có những quy định cụ thể, riêng biệt của pháp luật, làcăn cứ để nhóm tác giả đề cập tiến hành phân tích, đánh giá.1.1 Chính sách vốn Theo quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh bảo hiểm, trong hoạt động kinhdoanh bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện về loạihình doanh nghiệp thì còn phải đáp ứng về điều kiện vốn pháp định. Đây là là yêu cầu củaNhà nước về mức vốn tối thiểu mà các doanh nghiệp muốn được thành lập phải có. Theo Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 thì mứcvốn pháp định của DNBH nhân thọ (3) được quy định cụ thể như sau: +) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí)và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ +) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vịhoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ +) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị vàbảo hiểm hưu trí: 1000 tỷ. Vốn điều lệ của DNBH nhân thọ là vốn ghi trong điều lệ doanh nghiệp. Nếu nhưviệc kinh doanh của các doanh nghiệp khác phải dựa hoàn toàn vào vốn tự có, thì đối vớidoanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, việc kinh doanh chỉ dựa một phần vào vốn điều lệban đầu còn lại chủ yếu là huy động từ việc thu phí của khách hàng tham gia bảo hiểm.Trong quá trình hoạt động, DNBH nhân thọ phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã gópkhông thấp hơn vốn pháp định. Ngoài ra, Nhà nước khuyến khích DNBH nhân thọ thựchiện các giải pháp tăng vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu của DNBH nhân thọ bao gồmcác khoản chủ yếu sau: - Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Phản ánh toàn bộ vốn góp của chủ sở hữu tùy thuộcvào loại hình doanh nghiệp bao gồm: vốn góp ban đầu, vốn góp bổ sung, các khoản bổsung từ quỹ thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế, quyền chọn chuyển đổi trái phiếuthành cổ phiếu, các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản nhận khác. - Quỹ dự trữ bắt buộc: Trích lập từ lợi nhuận sau thuế 689 - Lợi nhuận chưa phân phối: Là phần lợi nhuận ròng mà DNBH nhân thọ khôngphân phối mà chuyển sang năm sau nhằm lập một quỹ an toàn cho hoạt động của DNBH - Các quỹ khác: như quỹ đầu tư phát triển, trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởngphúc lợi… Ký quỹ: Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập, DNBHphải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp hoặc vốn được cấp để ký quỹ tại một ngânhàng thương mại tại Việt Nam, mức ký quỹ bằng 2% vốn pháp định. Số tiền ký quỹ chỉđược sử dụng để đáp ứng cam kết đối với khách hàng tham gia bảo hiểm khi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: