Danh mục

Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong điều kiện hội nhập: Thực trạng, bài học kinh nghiệm và giải pháp đối với Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 902.09 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này phân tích thực trạng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong điều kiện hội nhập; trên cơ sở đó, kết hợp với các bài học kinh nghiệm, tác giả đề xuất một số giải pháp đối với chính sách FDI Việt Nam trong thời gian tới. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong điều kiện hội nhập: Thực trạng, bài học kinh nghiệm và giải pháp đối với Việt Nam CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP: THỰC TRẠNG, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM FDI POLICIES IN THE CONTEXT OF GLOBAL INTEGRATION: PRACTICES, EXPERIENCES AND RECOMMENDATIONS FOR VIETNAM TS. Nguyễn Hoàng Quy Học Viện hành chính Quốc gia Tóm tắt Xác định vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn lực quan trọng của nền kinh tế nước nhà cho nên trong suốt thời gian qua chính phủ Việt Nam đã luôn cố gắng thực hiện việc sửa đổi, hoàn thiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực đầu tư để đảm bảo nguyên tắc không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi và có nhiều ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới hiện nay, thu hút đầu tư nước ngoài đòi hỏi những điều chỉnh chiến lược về chính sách nhằm không chỉ phát huy được tác động tích cực của nguồn vốn FDI mà còn tối ưu sự phát triển của nền kinh tế nước nhà theo hướng bến vững. Bài viết này phân tích thực trạng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong điều kiện hội nhập; trên cơ sở đó, kết hợp với các bài học kinh nghiệm, tác giả đề xuất một số giải pháp đối với chính sách FDI Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, chính sách, hội nhập, bài học kinh nghiệp FDI, giải pháp chính sách, Việt Nam. Abstract Foreign Direct Investment (FDI) is considered as an important capital resource for developing the country’s economy. So, Vietnam has continuously improved its FDI policy and legislations in order to attract foreign investors and to improve the competitiveness of domestic economy. However, in the recent context of deeper integration, attracting and using FDI requires the strategic adjustments in terms of national policies, in order not only to promote the positive impacts of FDI but also to optimize the development of the domestic economy in a sustainable way. This article analyzes the current FDI policies of Vietnam; on this basis, by combining with the experiences of some countries, we suggest some relevant recommendations for Vietnam FDI policy in the near future. Key words: Foreign Direct Investment (FDI), FDI policies, integration, FDI experiences, policy solutions, Vietnam. 1. MỞ ĐẦU Là một nền kinh tế tiềm năng đang phát triển nhanh và ổn định, có thị trường tiêu dùng đang bùng nổ và thị trường nguồn nhân lực trẻ, rẻ và chất lượng ngày càng được nâng cao, Việt Nam hiện đang có những thời cơ thuận lợi để trở thành điểm đến đầu tư mang tính chiến lược cho các Tập đoàn đa quốc gia cũng như rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Đông thời, nước ta đang mở cửa, hội nhập sâu rộng với quốc tế, tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), ký kết hiệp định Thương mại tự do (FTA). Vì vậy, Việt Nam được coi như là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhận thức được tầm quan 533 trọng của vấn đề này đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và với mỗi doanh nghiệp nói riêng, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong điều kiện hội nhập: Thực trạng, bài học kinh nghiệm và giải pháp đối với Việt Nam”. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài tập trung vào chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong điều kiện hội nhập nhất là các chính sách, bài học đối với Việt Nam hiện nay từ đó đưa ra giải pháp nào để cải thiện tình trạng này. Thông qua đề tài tác giả muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, thu hút vốn FDI và nâng cao vị thế Việt Nam trên thị trường quốc tế. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Tổng quan về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Đã có rất nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về FDI (Foreign Direct Investment) - đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng có thể nói khái niệm của Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) và của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là đầy đủ và rõ nghĩa nhất. Theo Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển, FDI là hoạt động đầu tư liên quan đến mối quan hệ lâu dài và phản ánh sự chú tâm kiểm soát của công ty mẹ tới các hoạt động của các cá thể kinh tế khác (công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trực tiếp hay công ty thành viên hoặc công ty nước thành viên) (UNCTAD, 2012). FDI thể hiện công ty mẹ, chủ đầu tư có quyền hạn tương đối lớn trong các quyết định, quản lý điều hành của các công ty được đầu tư. Hoạt động đầu tư này liên quan đến các khoản giao dịch ban đầu giữa hai công ty và tất cả các khoản giao dịch sau đó với các thành viên nước ngoài có liên quan (bao gồm cả thành viên sát nhập và thành viên không sát nhập)”. Như vậy theo khái niệm này FDI gồm ba phần: vốn đầu tư ban đầu, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay nội bộ giữa các công ty. Theo IMF (2004), FDI là khoản đầu tư và thu được lợi ích lâu dài của các tổ chức, doanh nghiệp (nhà đầu tư trực tiếp) trong một nền kinh tế khi họ đầu tư sang một tổ chức, doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp chính là có tầm ảnh hưởng lớn trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có một số đặc trưng sau (Moosa, 2002): Thứ nhất, FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của nhà đầu tư trực tiếp dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động, nguồn vốn đầu tư này còn bao gồm cả vốn vay của tổ chức, doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được. Thứ hai, thông qua nguồn vốn FDI, nước nhận đầu tư còn có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: