Danh mục

Chính sách xúc tiến quốc tế - phân tích so sánh giữa Apple và Samsung

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 488.37 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu tập trung vào việc phân tích, so sánh chính sách xúc tiến thương mại giữa hai tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới - Samsung và Apple. Nghiên cứu tập trung vào năm thành phần chiến lược tiếp thị ảnh hưởng đến thành công mở rộng thương hiệu đáng kể, chất lượng chiến lược phân phối; Chất lượng định vị; Chất lượng chiến lược phát triển sản phẩm; Mức độ đầu tư quảng cáo và mức độ nghiên cứu thị trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách xúc tiến quốc tế - phân tích so sánh giữa Apple và Samsung CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN QUỐC TẾ. PHÂN TÍCH SO SÁNH GIỮA APPLE VÀ SAMSUNG Nguyễn Hoàng Tiến*- Nguyễn Thị Hồng Thắm** 1 TÓM TẮT: Bài nghiên cứu tập trung vào việc phân tích, so sánh chính sách xúc tiến thương mại giữa hai tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới - Samsung và Apple. Nghiên cứu tập trung vào năm thành phần chiến lược tiếp thị ảnh hưởng đến thành công mở rộng thương hiệu đáng kể, chất lượng chiến lược phân phối; chất lượng định vị; chất lượng chiến lược phát triển sản phẩm; mức độ đầu tư quảng cáo và mức độ nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu cũng cho thấy chiến lược tiếp thị, xúc tiến chính là yếu tố quyết định cho việc mở rộng thương hiệu thành công. Thông qua đó, nghiên cứu nhận thấy rằng những chính sách xúc tiến trong marketing quốc tế giữa Samsung và Apple đều rất bài bản và được chú trọng ở thời điểm bắt đầu. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, trái với chính sách xúc tiến ngày một mạnh mẽ, thu hút và đầy tính sáng tạo, đa dạng của Samsung, im lặng và chọn lọc luôn là vũ khí mạnh trong chiến lược xúc tiến của Apple. Từ khóa: Chiến lược xúc tiến; quảng cáo; quan hệ cộng chúng; bán hàng trực tiếp; khuyến mại. 1. DẪN NHẬP Xúc tiến bán hàng là hoạt đông không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại , xúc tiến bán hàng sẽ giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển các mối quan hệ thương mại với các bạn hàng trong và ngoài nước. Xúc tiến bán hàng là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp thông qua xúc tiến, các doanh nghiệp có điều kiện nhìn nhận về ưu nhược điểm của hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Xúc tiến bán hàng góp phần kích thích lực lượng bán hàng của doanh nghiệp , nâng cao hiệu quả bán hàng. Xúc tiến bán hàng kích thích người tiêu dùng mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn. Qua đó, doanh nghiệp có khả năng hướng dẫn thị hiếu của khách hàng. Vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, một vấn đề quan trọng mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp là: Doanh nghiệp phải tổ chức tốt xúc tiến bán hàng. Xúc tiến bán hàng chỉ phát huy được các vai trò trên khi các doanh nghiệp tổ chức tốt hoạt động xúc tiến bán hàng. Do đó, khi đã tiến hành xúc tiến bán hàng các doanh nghiệp cần phải thực hiện một cách khoa học từng khâu từng bước thực hiện. Hoạt động xúc tiến bán hàng gồm 5 công cụ chủ yếu: Quảng cáo bán hàng, marketing trực tiếp, khuyến mại, mở rộng quan hệ với công chúng và tuyên truyền, bán hàng trực tiếp. Áp dụng thành công chiến lược xúc tiến quốc tế chính là hai thương hiệu dẫn đầu về thị trường công nghệ hiện nay: Samsung và Apple. Trong khi Apple dẫn đầu về việc duy trì thương hiệu, thì Samsung là lựa chọn hàng đầu cho người tiêu dùng chuyển đổi từ các thương hiệu khác (Normans Media Ltd, 2014). Mỗi doanh nghiệp đều có chiến lược mang đặc trưng riêng của mình, nghiên cứu dưới đây nhằm tìm hiểu về các chiến lược xúc tiến của Samsung và Apple. Đại học Thủ Dầu một. *,** 926 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN Theo P.Kotler: xúc tiến hỗn hợp là sự kết hợp cụ thể các công cụ như quảng cáo, bán hàng cá nhân, khuyến mại và quan hệ công chúng mà một công ty sử dụng. Theo hiệp hội Marketing Hoa kỳ định nghĩa chiến lược xúc tiến quốc tế là sự kết hợp nhiều kỹ thuật truyền thông như quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng nhằm đạt những mục tiêu cụ thể. Theo một nghiên cứu của Giovanis và cộng sự (2015), kết quả cho thấy có năm thành phần chiến lược tiếp thị ảnh hưởng đến thành công mở rộng thương hiệu đáng kể, chất lượng chiến lược phân phối; chất lượng định vị; chất lượng chiến lược phát triển sản phẩm; mức độ đầu tư quảng cáo và mức độ nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu cũng cho thấy chiến lược tiếp thị, xúc tiến chính là yếu tố quyết định cho việc mở rộng thương hiệu thành công. Các hoạt động xúc tiến bao gồm: quảng cáo, bán hàng cá nhân, khuyến mại và quan hệ công chúng. Quảng cáo: Theo P.Kotler, quảng cáo là bất kì hình thức giới thiệu và xúc tiến gián tiếp hàng hóa, dịch vụ hoặc ý tưởng mà người ta phải trả tiền để được nhận biết. Nghiên cứu của Carpenter and Gregogy (1987) cho thấy chi tiêu quảng cáo có liên quan đến mức độ nhạy cảm về chất lượng giá, cường độ quảng cáo và chi phí giá khác nhau đáng kể với các điều kiện cạnh tranh và thị trường cũng như mức độ cạnh tranh của đối thủ và sự ổn định thị phần. Bán hàng cá nhân (Personal Selling): Là hình thức xúc tiến trực tiếp trong đó ...

Tài liệu được xem nhiều: