Thông tin tài liệu:
Loài và các đơn vị dưới loài Ch. R. Darwin không đưa ra định nghĩa về "Loài", mà chỉ chú ý tới vấn đề loài có biến đổi hay không và biến đổi như thế nào?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chọn lọc tự nhiên và nguồn gốc các loài (DARWIN) Chọn lọc tự nhiên và nguồn gốc các loài (DARWIN)1. Loài và các đơn vị dưới loàiCh. R. Darwin không đưa ra định nghĩavề Loài, mà chỉ chú ý tới vấn đề loài cóbiến đổi hay không và biến đổi như thếnào?Theo Darwin các loài có biến đổi dần dà,liên tục qua các dạng trung gian là sai dịcá thể, thứ, phân loài. Các dạng này chỉkhác nhau về mức độ tích luỹ biến dị nênkhó xác định được ranh giới rõ ràng giữachúng với nhau. Bằng chứng về sự biếnđổi đó là những loài nghi vấn. Darwincho rằng các đơn vị dưới loài: loài phụ,thứ chỉ là quy ước nhân tạo cho dễ dùngmà thôi.2. Phân ly tính chất và nguồn gốc củaloàiĐịnh nghĩa:Phân ly tính chất là quá trình từ một vàidạng ban đầu biến đổi theo hướng khácnhau. Trong chọn lọc nhân tạo, phân lytính chất dẫn đến hình thành nhiều thứkhác nhau trong phạm vi một loài. Trongchọn lọc tự nhiên, phân ly tính chất dẫnđến hình thành nhiều loài mới từ một loàiban đầu.Sự phân ly dấu hiệu thực hiện được làdựa vào đặc tính biến dị và di truyền củasinh vật. Trong loài luôn phát sinh biếndị theo nhiều hướng. Những hướng biếndị có lợi sẽ được bảo tồn và tích luỹ,những hướng biến dị trung gian, khôngcó lợi theo một hướng đặc sắc nào sẽ bịđào thải. Kết quả của quá trình phân ly làtừ một vài dạng ban đầu dần dà hìnhthành nhiều dạng ngày càng khác nhauvà khác xa dạng ban đầu.Trong chọn lọc tự nhiên, trải qua thờigian dài, hàng vạn thế hệ, các mức độ saikhác ngày càng tăng lên thành nhữngthứ, rồi đến các loài phụ trong một loài,đến mức nào đó thì hình thành nhữngloài mới.Sơ đồ phân ly tính chất chỉ minh hoạ mộtgiai đoạn rất ngắn trong lịch sử phát triểnlâu dài của sinh giới. Quá trình phân lytính chất dưới tác dụng của chọn lọc tựnhiên cho thấy toàn bộ các loài sinh vậtnhiều dạng, phong phú ngày nay đều cómột nguồn gốc chung.Hình 6. Các loài chim sẻ ở đảoGalapagos (Theo W.D.Mcelroy và cs[12])Hình 7: Di sinh trong bộ Thú ăn sâu bọ+ Các dạng ở cạn:1/ Chuột nhảy (Macroscelides); 2/ Chuộtchù (Sorex) ; 3/ Nhím (Hemiechinus) :+ Các dạng vừa ở nước vừa ở cạn:4/ Chuột xạ nước (Heomys); 5/ Chuộtnước (Potamogale); 6/ Chuột hương(Demuna)+ Dạng ở hang dưới mặt đất:7/ Chuột chũi (Talpa); 8/ Chrisochloris ;Theo S.U.Xtrôganôp, 1957Hình 8: Thích nghi phóng xạ1/ Chuột rừng 7/ Cá voi2/ Cáo 8/ Cá biển3/ Thỏ rừng 9/ Sóc4/ Ngựa 10/ Chuột núi5/ Chuột chũi 11/ Đồi6/ Chuột chù3. Sự hình thành loài mớiLoài mới được hình thành dần dần, liêntục qua nhiều dạng trung gian theo conđường phân ly tính chất dưới tác dụngcủa chọn lọc tự nhiên.Sự hình thành loài mới chịu tác dụng của4 nhân tố: biến dị, di truyền, chọn lọc tựnhiên và phân ly tính chất.Trong đó (i) Biến bị cung cấp nguyênliệu cho quá trình chọn lọc; (ii) di truyềnlà cơ sở cho sự bảo tồn và tích luỹ biếndị; (iii) chọn lọc tự nhiên giữ lại nhữngsinh vật mang biến dị có lợi, đào thảinhững sinh vật mang biến dị có hại, kémthích nghi với điều kiện sống, và (iv)phân ly tính chất dẫn đến kết quả là hìnhthành loài mới.Mối quan hệ của 4 nhân tố (biến dị, ditruyền, chọn lọc tự nhiên và phân ly tínhchất) là cơ sở để giải thích nguồn gốcchung của các loài và phương thức hìnhthành loài mới.4. Chiều hướng tiến hoá của sinh giớiHình 9: Mối quan hệ tiến hoá giữa cácloài động vật có hướng sống trong hiệntượng phân loại (Theo WilliamD.McElroy và cs)Sinh giới tiến hoá theo 3 chiều hướngchính là (1). Ngày càng đa dạng, phongphú được biểu hiện số loài ngày càngnhiều, sự phân hoá nội bộ trong từngnhóm phân loại ngày càng sâu sắc.(2).Trình độ tổ chức ngày càng cao thểhiện trong cơ thể có sự phân hoá về cấutạo, sự chuyên hoá về chức phận, đồngthời tăng cường sự thống nhất giữa cácbộ phận. (3).Thích nghi ngày càng hoànthiện: trong mỗi hướng chọn lọc các dạngra đời sau thích nghi hợp lý hơn nhữngdạng ra đời trước.Trong 3 hướng trên, sự hoàn thiện mứcđộ thích nghi với hoàn cảnh sống làhướng cơ bản nhất chi phối hai hướngkia.5. Đánh giá quan niệm của DARWINCống hiếnDarwin đã giải đáp vấn đề nguồn gốc cácloài trên quan điểm duy vật và theophương pháp lịch sử. Loài là sản phẩmcủa chọn lọc tự nhiên. Các loài biến đổitheo thời gian và không gian. Mỗi loài cómột lịch sử phát sinh phát triển và diệtvong trong những điều kiện nhất định.Các loài ngày nay đều xuất phát từ mộtnguồn gốc chung.Darwin Ch. R. đã giải thích được 4 điểmcòn tồn tại ở trong thuyết tiến hoá của J.B. Lamarck.(i)-Vì sao mỗi loài sinh vật đều thíchnghi với hoàn cảnh sống của nó? Vì chọnlọc tự nhiên đã đào thải những dạng kémthích nghi. Sự xuất hiện loài mới gắn liềnvới sự hình thành đặc điểm thích nghimới.(ii)-Vì sao các loài biến đổi liên tục,nhưng ngày nay ranh giới giữa các loàiđang tồn tại vẫn khá rõ rệt? Vì chọn lọctự nhiên đã đào thải những hướng biếnđổi trung gian.(iii)-Vì sao các yếu tố ngoại cảnh thayđổi chậm mà sinh giới lại đa dạng nhanhchóng? Vì chọn lọc tự nhiên đã tiến hànhtheo con đường phân ly, từ một loài banđầu có thể hình thành nhiều loài mới.Tốc độ biến đổi của các loài phụ thuộcvào cường độ hoạt động của chọn lọc tựnhiên chứ không phải phụ thuộc vào sựbiến đổi các điều kiện khí hậu địa chất.(iv)-Vì sao xu hướng chung của sinh giớilà tổ chức ngày càng cao mà ngày naybên cạnh các nhóm có tổ chức cao vẫnsong song tồn tại những dạng có tổ chứcthấp? Vì trong những điều kiện nhấtđịnh, sự duy trì trình độ tổ chức ban đầuhoặc đơn giản hoá tổ chức vẫn đảm bảosự thích nghi của loài.Tồn tạiDarwin chưa đưa ra khái niệm Loài,định nghĩa loài là một vấn đề gay gotrong sinh học cho tới ngày nay; chưanhận thấy mối liên hệ biện chứng giữalượng và chất trong quá trình phát triển.Darwin cho rằng, sự biến đổi từ loài nàysang loài khác chỉ là sự sai khác về sốlượng, tức là mức độ tích luỹ biến dị.Xác định sự khác biệt về chất lượng giữacác loài và những nhân tố đã tạo ra sự saikhác đó là v ...