Danh mục

Chống đau tốt, giảm biến chứng

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 183.40 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đến nay, chống đau cho bệnh nhân vẫn là một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức trong khi hậu quả của nó có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Các chuyên gia gây mê hồi sức và chống đau khẳng định khi vấn đề chống đau được thực hiện tốt, chất lượng điều trị sẽ thay đổi rõ rệt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chống đau tốt, giảm biến chứng Chống đau tốt, giảm biến chứngĐến nay, chống đau cho bệnh nhân vẫn là một vấn đề chưađược quan tâm đúng mức trong khi hậu quả của nó có thểảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Cácchuyên gia gây mê hồi sức và chống đau khẳng định khivấn đề chống đau được thực hiện tốt, chất lượng điều trị sẽthay đổi rõ rệt.Nhiều biến chứng trầm trọng do đau đớn gây raPGS.TS. Nguyễn Hữu Tú - Trưởng khoa Gây mê hồi sứcvà chống đau Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, đauđớn nói chung và đau sau mổ nói riêng gây cảm giác rấtkhó chịu, thậm chí khiến người bệnh sợ hãi đối với các canthiệp trong y tế, làm ảnh hưởng quan trọng đến tâm lý và sựphục hồi của người bệnh. Đau gây ra hàng loạt các rối loạntại chỗ và toàn thân như làm gia tăng mức độ stress của cơthể đối với tổn thương, gây rối loạn về nội tiết, chuyển hóa,hô hấp và tuần hoàn, làm chậm quá trình hồi phục sau phẫuthuật, đặc biệt làm tăng nguy cơ trở thành đau mạn tính màbệnh nhân sẽ phải chịu suốt đời dù vết mổ đã lành hoàntoàn. Đau sau mổ còn có thể gây ra các biến chứng sớm vànguy hiểm như tăng huyết áp, loạn nhịp tim, thiếu máu cơtim, suy hô hấp... và có thể dẫn đến tử vong.Cảm giác đau có được từ những trải nghiệm của chính bảnthân hay chứng kiến đau đớn của người khác có thể khiếnnhiều người bệnh từ chối các biện pháp điều trị gây đaunhư phẫu thuật. Trên thực tế, có nhiều bệnh nhân có bệnhlý phải chỉ định phẫu thuật nhưng đã cố tình trì hoãn, hậuquả là bệnh ngày một nặng hơn, khi bắt buộc phải phẫuthuật đã có những biến chứng đáng tiếc, gây khó khăn hơncho điều trị và kéo dài thời gian hồi phục. Đau đớn do phẫu thuật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.Có nhiều thách thức khi thực hiện chống đauGS. Nguyễn Thụ - Chủ tịch Hội Gây mê hồi sức Việt Namcho biết, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chống đau làmột phần công việc hằng ngày, tiếp theo nhiệm vụ trongcuộc mổ của người gây mê hồi sức. Ngoài việc bám sátdiễn biến trong phẫu thuật, sự hiểu biết về thuốc và cácphương pháp chống đau, người gây mê hồi sức còn có khảnăng thực hiện thành thạo các thủ thuật đặt dụng cụ đểchống đau. Đây là phần quan trọng của các phương phápchống đau hiện đại. Đau sau mổ là điều ai cũng biết nhưngđến nay điều đó vẫn chưa được quan tâm đúng mức khiếnnhiều người bệnh có thể tử vong sau mổ vì quá đau đớn. Cónhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến thựctrạng trên như thiếu hiểu biết về những ảnh hưởng có hạicủa đau, thiếu nguồn nhân lực được đào tạo, thiếu phươngtiện, khó khăn trong tổ chức thực hiện chống đau, thiếu sựphối hợp của các thầy thuốc liên quan đến quá trình điều trịngười bệnh hoặc sự hợp tác từ phía người bệnh.Trong điều trị chống đau, người bác sĩ phải chịu nhiều áplực do những biến chứng của các thuốc chống đau rất dễxảy ra, thực hiện các kỹ thuật chống đau cũng đòi hỏingười có kinh nghiệm lâm sàng.Chất lượng điều trị cao hơn nếu chống đau tốtTheo PGS.TS. Nguyễn Hữu Tú, vượt ra ngoài ý nghĩa củamột can thiệp y tế chống đau cho người bệnh ngày nay cònđược coi là một việc làm nhân đạo. Chống đau nói chungcho bệnh nhân, đặc biệt là chống đau sau mổ giúp ngườibệnh phục hồi sớm chức năng của các cơ quan, cho phépvận động sớm, tránh các biến chứng, tạo cảm giác thoảimái và yên tâm nơi người bệnh mỗi khi đến bệnh viện. Đốivới những bệnh nhân ung thư, chống đau tốt là một điềukiện quan trọng nhất của chăm sóc giảm nhẹ, cải thiện chấtlượng cuộc sống cho người bệnh.Các chuyên gia gây mê hồi sức và chống đau cho rằng, đểđạt được hiệu quả và hạn chế tai biến trong chống đau,ngoài yếu tố nhân lực và cách tổ chức, chống đau cần dựatrên nguyên tắc phối hợp cùng lúc nhiều phương pháp.Người bệnh cần được bác sĩ gây mê hồi sức khám trướcphẫu thuật, đánh giá các thông tin từ phía người bệnh nhưtâm lý, tình trạng đau trước đó, các bệnh đau mạn tính, cácthuốc đã sử dụng, dự kiến phương pháp phẫu thuật, các rốiloạn ảnh hưởng đến việc lựa chọn kỹ thuật chống đau nhưrối loạn đông máu, chức năng gan, thận... Bản thân việcgặp bệnh nhân trước phẫu thuật, giải thích, động viên vềcác vấn đề liên quan đã giảm được đáng kể nguy cơ đausau phẫu thuật. Các biện pháp ngoại khoa tiên tiến cần có gây mê hồi sức và chống đau tốt. Tại hội nghị khoa học về gây mê hồi sức và chống đau vừa diễn ra tại Ðại học Y Hà Nội, các báo cáo đều khẳng định các kỹ thuật ngoại khoa tiên tiến như phẫu thuật tim hở, phẫu thuật sọ não, ghép tạng… sẽ khó thành công nếu không có được gây mê hồi sức và chống đau tốt. Các phương pháp chống đau chính đang được áp dụng trên lâm sàng bao gồm: dự phòng đau trước mổ bằng một số thuốc như Ketamin, Paracetamol, Gabapentin, Lidocain; sử dụng thuốc thuộc dòng họ Morphin; sử dụng thuốc chống viêm non-steroid và các thuốc khác; sử dụng các kỹ thuật phong bế thần kinh theo vùng như tiêm thấm lớp, gây tê thân thần kinh, đám rối thần kinh và gây ...

Tài liệu được xem nhiều: