Một số công ty lớn đang thử nghiệm việc xây dựng "Hệ thống thông tin cao cấp". Đây là hệ thống liên kết giữa máy điện thoại + Máy thu hình + Máy vi tính cho phép truyền thông 2 chiều và đa chiều, làm cho việc truyền tin và lưu tin được nhanh chóng, tự do hơn. Cuộc cách mạng về thông tin đang làm cho nhiều ngành công nghiệp phát triển vượt bậc, trong đó đặc biệt là ngành vật liệu mới. 2.2.3. Công nghệ vật liệu mới. Công nghệ vật liệu mới là công nghệ thông...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chống lại nguy cơ tụt hậu về kinh tế bằng việc phát triển Khoa học Kỹ thuật - 2
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
giới đang bùng nổ cuộc cách mạng thông tin. Một số công ty lớn đang thử nghiệm việc
xây dựng Hệ thống thông tin cao cấp. Đây là hệ thống liên kết giữa máy điện thoại +
Máy thu hình + Máy vi tính cho phép truyền thông 2 chiều và đa chiều, làm cho việc
truyền tin và lưu tin được nhanh chóng, tự do hơn. Cuộc cách mạng về thông tin đang
làm cho nhiều ngành công nghiệp phát triển vượt bậc, trong đó đặc biệt là ngành vật
liệu mới.
2.2.3. Công nghệ vật liệu mới.
Công nghệ vật liệu mới là công nghệ thông qua phương pháp khoa học để chế tạo ra
các vật liệu thay thế cho vật liệu thiên nhiên. Sự xuất hiện của các lọai vật liệu mới
không những giảm bớt sự phụ thuộc của con người vào tài nguyên thiên nhiên, mà còn
làm cho sự nghiên cứu chế tạo và phát triển các loại sản phẩm có trình độ KHKT cao
trở thành hiện thực. Trong các loại kỹ thuật vật liệu mới, hiện nay những thứ phát triển
nhanh nhất và có triển vọng nhất là vật liệu cho thông tin, vật liệu tổng hợp và nguyên
liệu năng lượng mới... Trong những kỹ thuật vật liệu mới, đáng chú ý nhất là vật liệu
năng lượng mới là cơ sở quan trọng để phát triển kỹ thuật năng lượng mới.
Trong thời gian tới, nhu cầu của vật liệu mới sẽ tăng nhanh hơn nhiều so với các vật
liệu truyền thống. Trong thời kỳ 1986 - 2000 các vật liệu siêu dẫn sẽ tăng 32%, Gali
tăng 10,1% gồm cấu trúc định sẵn tăng 30% trong khi bạc chỉ tẳng 0,8%, thiếc 1,2%.
nhu cầu vật liệu mới của Mỹ sẽ tăng từ 243 tỷ đô la (1970) lên 379 tỷ đô la (2000).
Nhật Bản do phụ thuộc nặng vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài, từ lâu đã tích cực
phát triển công nghệ vật liệu mới. Thị trường vật liệu của Nhật Bản dự tính tăng từ 2,2
tỷ đô la (1981) lên 24 tỷ đô la (2000).
2.2.4. Công nghệ sinh học
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Công nghệ sinh học là một bộ môn khoa học mới nổi lên từ những năm 50 của thế kỷ
này. Nó là sản phẩm kết hợp của khoa học về sự sống và KHKT hiện đại. Công nghệ
sinh học đang được nghiên cứu và phát triển hiện nay chủ yếu là gen, dung học tế bào,
môi tế bào, phản ứng sinh vật và công nghệ gây men... Công nghệ sinh học tuy hiện
nay mới ở giai đoạn đầu nhưng nó đã có những bước tiến, bắt đầu có tác dụng và ảnh
hưởng đến đời sống KT - XH.
2.2.5. Công nghệ hải dương
Biển chiếm 71% diện tích trái đất nhưng việc lợi dụng biển của loài người còn hết sức
nhỏ bé. Cùng với sự tiến bộ của KHCN, con người đã dần dần coi trọng việc khai thác
và sử dụng biển. Xem xét tình hình hiện nay thì thấy rằng công nghệ hải dương đa bao
gồm rất nhiều lĩnh vực chuyên môn như: Năng lượng biển, nuôi trồng hải sản, khai
thác khoáng sản biển, làm nhạt nước biển, hoá chất biển... Trong đó ngành khai thác
khoáng sản biển có triển vọng lớn rất hấp dẫn.
2.2.6. Công nghệ vũ trụ.
Công nghệ vũ trụ bao gồm việc nghi ên cứu và chế tạo các thiết bị máy móc cho việc
bay vào vũ trụ như: Vệ tinh nhân tạo, phi thuyền chở người, phóng tên lửa... Cũng bao
gồm việc sử dụng các lĩnh vực nghiên cứu khoa học phục vụ việc bay vào vũ trụ như:
Khí tượng, tài nguyên, khoa học đời sống... Về mặt thông tin truyền dẫn, việc sử dụng
kỹ thuật không gian càng tương đối rộng rãi. Do khoảng không vũ trụ có những điều
kiện hết sức đặc biệt như: Độ chân không rất cao; trọng lực cực nhỏ, vô trùng... nên có
thể chế tạo ở đó những sản phẩm mà trên trái đất không thể chế tạo được: Sản phẩm có
độ sạch cao, vật liệu siêu dẫn, tinh thể thuần khiết...
2.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về khoa học và công nghệ.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam ngày càng nhận thức
sâu sắc vai trò quan trọng của KHCN trong sự nghiệp XD và bảo vệ Tổ quốc. Các quan
điểm của Đảng về KHCN được thể hiện cụ thể và phát triển qua mỗi thời kỳ, nhằm giải
quyết các nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng, đồng thời XD tiềm lực khoa học cho
những bước phát triển kế tiếp của đất nước. Cho đến nay, hệ quan điểm đó đã phát
triển qua 5 thời kỳ.
2.3.1. Thời kỳ 1945 - 1954:
Ngay sau cách mạng tháng 8/1945 thành công, nước VNDCCH đã phải đương đầu với
vô vàn những khó khăn nghiêm trọng: Kinh tế kiệt quệ, văn hoá GD hết sức lạc hậu,
thù trong giặc ngoài âm mưu bóp chết nền cộng hoà non trẻ và xâm chiếm nước ta một
lần nữa. Trong tình thế hiểm nghèo ấy ĐCSVN đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đích thân vận động một phong trào toàn dân chống nạn thất học, coi Chống giặc dốt
là một trong 3 nhiệm vụ lớn của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.
Nhận rõ vai trò của kiến thức trong việc bảo vệ độc lập dân tộc và kiến quốc, ĐCSVN
đã tỏ ra quan điểm quý trọng và xác định đúng đắn vị trí trí thức trong XH mới, trong
nước Việt Nam mới Trí thức là vốn quý của một dân tộc, không có trí thức hợp tác
với công nông thì cách mạng không thể thành công và sự nghiệp XD một nước Việt
Nam mới không hoàn thành được.Do đó Chính phủ đã tuyển chọn và gửi đi đào tạo
một lực lượng khá đông cán bộ khoa học. Năm 1954, hoà bình lập lại ở miền Bắc, lớp
cán bộ khoa học đầu tiên lần lượt trở về và cùng với lớp trí thức tham gia kháng ...