Danh mục

Chóng Mặt, Tai Biến Mạch Não, Điều Trị Chống Đông (1)

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.61 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trường hợp bệnh lý. - Bà P. 60 tuổi, tiền căn cao huyết áp, không có bảo hiểm nên không uống thuốc đều. Ngày 12-8 bà bị chóng mặt, “quay mòng mòng”, ói mửa, đến cấp cứu. Bệnh nhân tỉnh táo, nói bình thường, áp huyết 142/88, không dấu định vị, CT não bộ bình thường, được cho về, cho uống meclizine 25mg, 3 lần mỗi ngày. Sau 2 ngày bệnh nhân vẫn chóng mặt, ói mửa nên trở lại cấp cứu; MRI phát hiện sang thương 10x5 mm ở mặt trong của bán cầu tiểu não phải, về...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chóng Mặt, Tai Biến Mạch Não, Điều Trị Chống Đông (1) Chóng Mặt, Tai Biến Mạch Não, Điều Trị Chống Đông (1) Trường hợp bệnh lý. - Bà P. 60 tuổi, tiền căn cao huyết áp, không có bảo hiểm nên khônguống thuốc đều. Ngày 12-8 bà bị chóng mặt, “quay mòng mòng”, ói mửa,đến cấp cứu. Bệnh nhân tỉnh táo, nói bình thường, áp huyết 142/88, khôngdấu định vị, CT não bộ bình thường, được cho về, cho uống meclizine25mg, 3 lần mỗi ngày. Sau 2 ngày bệnh nhân vẫn chóng mặt, ói mửa nên trởlại cấp cứu; MRI phát hiện sang thương 10x5 mm ở mặt trong của bán cầutiểu não phải, về phía sau và bên của não thất thứ tư do nhồi máu cấp-báncấp. MRA không thấy động mạch tiểu não sau dưới trái, hẹp ở chỗ phát xuấtcủa động mạch tiểu não sau dưới phải. Bệnh nhân được nhập viện, điều trịhạ áp với ức chế men chuyển, hạ mỡ, aggrenox (aspirine-dipyridamol), vậtlý trị liệu, xuất viện sau 2 ngày để tiếp tục theo dõi với bác sĩ gia đình nhưngbệnh nhân không đến theo dõi. Một tháng sau bệnh nhân lại bị chóng mặt, đikhông vững, bị té nhưng không bất tỉnh, không co giật. Thân nhân đem trởlại cấp cứu, MRI không thấy tổn thương mới, được bắt đầu điều trị chốngđông bằng coumadine 2.5mg uống 5 ngày mỗi tuần, nghỉ ngày Thứ Bảy vàChủ Nhật. Bệnh nhân tự ý uống coumadine 2.5mg mỗi ngày kể cả Thứ BảyChủ Nhật. Sau 3 tuần, bệnh nhân thấy nối nhiều vết bầm tím ở da tuy khôngbị va chạm. Bệnh nhân nghĩ là bị “tụ máu” và “nghe nói” rằng “aspirinechống tụ máu” nên tự ý uống thêm aspirine 81 mg mỗi ngày một viên. Cácvết bầm càng nổi nhiều hơn. Thăm khám sinh hiệu ổn, có nhiều mảng xuấthuyết dưới da, không xuất huyết niêm mạc, nước tiểu trong nhưng có nhiềuhồng cầu, INR 7.0, ngưng coumadine. Sau 1 tuần INR 1.3, các vết bầm bắtđầu nhạt màu, tiếp tục lại coumadine 2.5mg 4 ngày mỗi tuần uống vào ThứHai, Tư, Sáu và Chủ Nhật, không uống Thứ Ba, Năm, Bảy, được giải thíchcặn kẽ về điều trị chống đông, tác dụng phụ, biến chứng, không đ ược uốngaspirine và các thuốc chống đau không steroid, ...và dặn đến thử máu sau 1tuần để điều chỉnh liều lượng. Sau 1 tuần không thấy trở lại thử máu, điệnthoại gọi lại, bệnh nhân cho biết tự ý uống mỗi ngày nửa viên 2.5mg, cảmthấy “ổn” nên không đến thử máu!!! Trường hợp này cho ta dịp để đề cập đến: 1- chóng mặt, 2- tai biến mạch não, 3- điều trị chống đông. I Chóng Mặt Chóng mặt là một triệu chứng rất thường gặp, do nhiều nguyên nhânkhác nhau, phần nhiều là lành tính nhưng cũng có khi trầm trọng có thể gâytử vong. Mặt khác nhiều người cũng dùng chữ “chóng mặt” để chỉ nhữngcảm giác khác nhau, do đó thăm khám một bệnh nhân bị chóng mặt là mộtthử thách đối với người thầy thuốc. * Trước nhất cần biết người nói ”chóng mặt” ngụ ý gì, sau đó tìmnguyên nhân để chữa. Chóng mặt là ảo giác về di chuyển của bản thân haycủa môi trường, thường là cảm giác quay vòng giống như khi ta quay chungquay mình nhiều vòng rồi đột ngột ngừng lại, lúc đó thấy các vật chungquanh quay tròn. Đó là nghĩa của chóng mặt thật sự (vertigo). Nhiều ngườicũng dùng từ “chóng mặt” để chỉ cảm giác khác như xây xẩm, hoa mắt khiđứng dậy mà y khoa gọi là “tiền ngất xỉu” (presyncope), cũng có người nóichóng mặt khi cảm thấy choáng váng (lightheadedness) hoặc khi đi khôngvũng nghĩa là mất thăng bằng (disequilibrium). Các triệu chứng trên cónhững nguyên nhân khác nhau. Trong bài này ta bàn về chóng mặt thật sự (vertigo) là triệu chứng củabệnh nhân này. * Chóng mặt là hậu quả của sư mất quân bằng của hệ thống tiền đình,do tổn thương hay rối lọan của mê đạo (labyrinth), thần kinh tiền đình(vestibular nerve), hoặc các cấu trúc tiền đình trung tâm ở cuống não (brainstem). Hệ thống tiền đình, các ống bán khuyên và thạch nhĩ (otolith organ)cảm nhận sự di chuyển theo đường cong và đường thẳng. Hệ thần kinh trungương tiếp nhận và so sánh tín hiệu từ hệ tiền đình bên phải và bên trái. Khiđầu ở vị trí bất động, có sự quân bình về tín hiệu phát xuất từ hệ tiền đìnhhai bên. Khi ta di chuyển, mê đạo phải và trái được luân phiên kích hoạt vàức chế tạo ra sự khác biệt về họat động của thần kinh số Vlll do đó đ ược nãonhận biết là có sự chuyển động. Khi có tổn thương hay rối lọan của hệ tiềnđình một bên, tín hiệu của hệ tiền đình đó bị nhiễu, sự họat động khácthường của hệ thống tiền đình được não bộ nhận định nhầm là có chuyển Hệ Tiền Đìnhđộng tạo ra cảm giác chóng mặt(nguồn Wikipedia) Thông tin từ mê đạo được chuyển qua phần tiền đình của thần kinh sốVlll đến nhân tiền đình (vestibular nuclei) ở cuống não và từ đó đến tiểu não,nhân vận nhãn (ocular motor nuclei) và tủy sống (spinal cord). Sự nối kết(connection) giữa hệ tiền đình và mắt giúp phối hợp cử động của mắt khiđầu di chuyển, sự nối.kết giữa hệ tiền đình và tủy sống giúp cơ thể giữ đượctư thế đứng thẳng (upright posture ...

Tài liệu được xem nhiều: