Danh mục

Chromomycose

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.64 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chromomycose là bệnh nấm hệ thống hiếm gặp. Tác nhân gây bệnh do các loại nấm sợi màu khác nhau: Fonsecaea pedrosoi, F.compactum, Phialophora verrucosa, Cladosporium carrionii và Rhinocladiella aquaspersa. Những loại nấm này có thể được phân lập từ gỗ mục, cỏ, cây, vôi gạch đổ nát hoặc từ đất. Nấm lây nhiễm vào da qua vị trí da bị trầy xước, thương tích, gai đâm. Chromomycose có những tên gọi khác nhau. Pedroso phát hiện đầu tiên năm 1911, gọi là Blastomycosis negra. Năm 1922, F.Terra và công sự đã đặt tên là Chromoblastomycose. Bệnh chủ yếu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chromomycose ChromomycoseChromomycose là bệnh nấm hệ thống hiếm gặp. Tác nhân gây bệnh do cácloại nấm sợi màu khác nhau: Fonsecaea pedrosoi, F.compactum, Phialophoraverrucosa, Cladosporium carrionii và Rhinocladiella aquaspersa. Những loạinấm này có thể được phân lập từ gỗ mục, cỏ, cây, vôi gạch đổ nát hoặc từ đất.Nấm lây nhiễm vào da qua vị trí da bị trầy xước, thương tích, gai đâm.Chromomycose có những tên gọi khác nhau. Pedroso phát hiện đầu tiên năm 1911,gọi là Blastomycosis negra. Năm 1922, F.Terra và công sự đã đặt tên làChromoblastomycose. Bệnh chủ yếu gây thương tổn ở da và tổ chức dưới da nênngười ta còn gọi là viêm da sùi do nấm (Dermatite verruqueuse mycosique).Bệnh thường gặp ở những người đàn ông trưởng thành làm nghề nông, lâmnghiệp. Vị trí thương tổn hay gặp ở chi dưới, chi trên, đôi khi ở phần trên thânmình. Thương tổn khởi đầu thường là sẩn nhỏ giống hạt cơm, đôi khi là mảng dátđỏ bong vảy da dạng vảy nến hoặc là một vết trợt, sau nhú sùi lên. Qua nhiềutháng hoặc hàng năm, thương tổn lan rộng dần ra xung quanh tạo thành mảngmàu đỏ tím, giới hạn rõ. Bờ thương tổn thâm nhiễm. Các nhú sùi phát triển dần lên, kết hợp với dày sừng và vảy tiết tạo thànhmảng sùi như súp lơ, có thể thấy những thương tổn mới ở cạnh hoặc ở cánh xathương tổn ban đầu gọi là thương tổn vệ tinh (hình 1). Người ta cho rằng nhữngthương tổn mới này là do bệnh nhân gãi làm tự lây nhiễm hoặc do nấm lan theođường bạch mạch.Hình 1Thương tổn lan chậm dần, tạo thành những đám sẹo tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố.Tổ chức dưới da sẹo xơ hóa làm tắc bạch mạch gây phù voi. Nấm lan theo đườngbạch mạch gây viêm bạch mạch, có thể thứ phát gây các tổn thương cơ, khớp vàxương vùng kế cận. Nấm còn có thể lan theo đường máu.Xét nghiệm: bệnh phẩm được lấy tại thương tổn, nhất là ở các điểm đen, đặt trênlam kính, nhỏ KOH 30%, soi dưới kính hiển vi thấy các thể nứt. Đó là những tếbào màng cứng, hình tròn hoặc bầu dục, màu nâu tối, thành dày, trong có các váchngăn theo hướng từ trung tâm ra ngoại vi, kích thước từ 5-10µm, thường tập trungthành đám (hình 2).Hình 2Thể nứt được tìm thấy bằng phương phápsoi trực tiếp tại Viện Da liễu Quốc gia Nuôi cấy trên môi trường Sabouraud có kháng sinh, nhiệt độ 30oC, sau 15đến 20 ngày nấm mọc. Soi dưới kính hiển vi thấy nhiều sợi nấm và bào tử nấm(hình 3). Biểu hiện lâm sàng của Chromomycose có thể nhầm với các bệnh: Lao cóc,Lupus lao, Blastomycose, Actinomycose, Ung thư biểu mô tế bào gai. Tiên lượng: bệnh chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.Hình 3Sợi và bào tử nấm Fonsecaea pedrosoi nuôi cấy tại Viện Da liễu Quốc gia Điều trị: kết hợp điều trị tại chỗ bằng đốt điện, laser CO2, áp nit ơ lạnh vớiđiều trị toàn thân bằng các thuốc chống nấm Ketoconazol, Itraconazol, Fluconazol,Terbinafin, Amphotericin B.Tại Viện Da liễu Quốc gia, gần đây gặp một số trường hợp Chromomycose. Cónhững bệnh nhân bị bệnh lâu năm do không đ ược chẩn đoán và điều trị đúng nênđã gây những biến chứng đáng tiếc. Ví dụ: Bệnh nhân nam, 60 tuổi, làm nông nghiệp, bị bệnh 17 năm, thương tổn toànbộ cẳng chân lên giữa đùi phải (hình 4). Xét nghiệm: soi trục tiếp thấy thể nứt(hình 2), nuôi cấy thấy sợi và bào tử nấm (hình 3). Da và tổ chức dưới da tạithương tổn xơ teo gây co kéo biến dạng bàn ngón chân, cứng các khớp cổ chân,đầu gối, thay đổi trục cẳng chân. Nhưng biến chứng ở chân phải làm cho bênhnhân không những mất khả năng hoạt động mà còn khó khăn trong việc đi lại.Hình 4

Tài liệu được xem nhiều: