Chu Công thổ bộChu Công tên Đán, người đời nhà Chu (1135-221 trước D.L.), có tài trị nước."Thổ bộ" do nguyên câu: "Nhất phạn tam thổ bộ" nghĩa là "Một bữa ăn phải nhả cơm ba lần".Nhà Thương (Ân) truyền được 600 năm thì đến vua Trụ tên Ân Thọ là vua dâm bạo. Văn vương Cơ Xương vẫn thờ nhà Ân nhưng đến con là Võ vương tên Cơ Phát hội các chư hầu phạt Trụ, diệt nhà Ân lên ngôi, đóng đô ở Cảo Kinh, đặt quốc hiệu là Chu, tức là Tây Chu. Võ vương làm vua,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chu Công thổ bộ Chu Công thổ bộChu Công tên Đán, người đời nhà Chu (1135-221 trước D.L.), có tài trị nước.Thổ bộ do nguyên câu: Nhất phạn tam thổ bộ nghĩa là Một bữa ăn phải nhảcơm ba lần.Nhà Thương (Ân) truyền được 600 năm thì đến vua Trụ tên Ân Thọ là vua dâmbạo. Văn vương Cơ Xương vẫn thờ nhà Ân nhưng đến con là Võ vương tên CơPhát hội các chư hầu phạt Trụ, diệt nhà Ân lên ngôi, đóng đô ở Cảo Kinh, đặt quốchiệu là Chu, tức là Tây Chu.Võ vương làm vua, em là Chu Công Đán giúp việc chính trị, tôn trọng chiêu đãingười hiền. Chu Công xem gương hưng vong của các đời Đường, Ngu, Hạ,Thương, thấy rằng chỉ là do chư hầu (các tù trưởng) phục hay bất phục nên đemđất đai chiếm được phong lại cho các tù trưởng cũ. Chỉ có các địa điểm trọng yếuthì phong cho các công thần cùng con em để khống chế chư hầu cũ và làm hàngrào cho vương thất.Chư hầu mới cũ đều theo đất phong lớn nhỏ mà chịu tước Công, Hầu, Bá, Tử,Nam. Đất phong của Công, Hầu là 100 dặm vuông, của Bá là 70 dặm, của Tử ,Nam là 50 dặm. Người được đất không đến 50 dặm gọi là phụ dung.Chu Công lại đặt ra lễ nhạc, mỗi nghi thức ở triều đình, mỗi trật tự trong gia tộcđều được quy định chặt chẽ. Về nông nghiệp, Chu Công đặt phép tỉnh điền. Mộtkhoảng đất rộng chừng 5, 6 trăm mẫu chia làm 9 khu theo hình chử tỉnh. Támgia đình chia nhau 8 khu ở chung quanh và phải chung sức cày cấy khu ở giữa đểnộp cho vua. Phép tỉnh điền có lợi là làm cho đất đai tài sản nhân dân khỏi chênhlệch.Sử chép dưới triều này, nước Việt Nam lúc bấy giờ gọi là Việt Thường, sai sứsang cống chim bạch tử. Chu Công chế xe chỉ nam (nguồn gốc của địa bàn) để đưasứ ta về nước, phòng lạc đường. Đây là một thời cực thịnh của đời nhà Chu màphần lớn do tài đức của Chu Công xây dựng.Ở ngôi được 13 năm, Võ vương mất, Thành vương còn nhỏ. Chu Công giữ quyềnnhiếp chính để phò ấu chúa. Có bọn bầy tôi cũ của vua Trụ phao ngôn là ông sẽcướp ngôi của cháu. Thấy Thành vương không trị tội kẻ phao vu tin nhảm mà còntỏ ý hoài nghi, ông bèn trả chức vị lui về ấp riêng, soạn tập thơ Xuy hiền gởi chonhà vua. Thành vương xem xong, lấy làm hối hận lại rước Chu Công về làm phụchính.Chu Công chẳng những có tài về chính trị còn có đức tính quý trọng kẻ sĩ ngườihiền. Khi tắm gội hay đương ăn cơm, nghe có kẻ sĩ đến, ông liền bới tóc hay nhảcơm ngay để ra đón tiếp. Sách Sử ký có chép: Chu Công răn ông Bá Cầm rằng:Một buổi tắm gội, ta phải bới tóc ba lần, một bữa ăn ta phải nhả cơm ba lần đểđứng dậy ra tiếp kẻ sĩ. Thế mà còn lo không thu phục được người hiền trong thiênhạ đấy! Nguyên văn: Ngã nhứt mộc tam ác phát, nhứt phạn tam thổ bộ, khởi dĩđãi sĩ, do khủng thất thiên hạ chi hiền nhân.Chu Công thổ bộ ý nói Chu Công trọng vọng kẻ sĩ. Đó là một tấm gương sángcho những người lãnh đạo việc nước cần phải quý trọng kẻ sĩ, trọng người hiền đểtìm bực hiền giả cùng mìnhlo đại cuộc cho đất nước.Trong bài Đoản ca hành của Tào Tháo đời Tam Quốc có câu:Sơn bất yếm cao,Thủy bất yếm thâm.Chu Công thổ bộ,Thiên hạ qui tâm.Dịch ý:Núi sông cách trở là bao,Chu Công trọng vọng, anh hào về theo.(Bản dịch của Tử Vi Lang)Áo gấm mặc đêmÁo gấm mặc đêm nguyên Hán văn là Ý cẩm dạ hành do câu: Kim hữu nhứtnhân, cách bích diêu linh chỉ văn kỳ thinh bất biến kỳ hình; phú quý bất huờnhương như ý cẩm dạ hành (Nghĩa là: Nay có người cách vách rung lục lạc chỉnghe tiếng mà không thấy hình; giàu sang mà không về xứ như áo gấm mặc đêm)của Trương Lương đời Tây Hán.Nguyên Sở Hạng Võ chiếm đất Quang Trung là đất hưng vương, núi non hiểm trở;còn Hán Lưu Bang vì thế lực yếu nên phải bị đày vào đất Bao Trung.Trương Lương, tự Tử Phòng, người nước Hán vốn là tay mưu sĩ của Lưu Bang,muốn tìm cách làm cho Hạng Võ bỏ đất Quang Trung để Lưu Bang trở lại chiếmgiữ.Trương Lương liền giả một tên đạo sĩ mắc bịnh phong ma, nói điên, nói cuồng.Lưng buộc tiền đồng, tay áo đựng trái lê, gõ mõ đi khắp đường, khi ở chùa chiền,đình miếu, khi thì lang thang ở phố phường, vảy tiền hoặc liệng trái lê cho bọn trẻchạy theo xem. Trước lũ trẻ chưa quen còn ở xa, dần dần chúng không còn sợ sệtnữa nên xáp lại gần.Trương Lương ngắm trong lũ trẻ ấy có đứa thông minh mới dắt lần vào miếu vắngngười, lấy bánh và tiền cho, rồi dạy nó hát: Kim hữu nhứt nhân, cách bích diêulinh, chỉ văn kỳ thinh bất biến kỳ hình; phú quý bất huờn hương như ý cẩm dạhành. Khi đứa bé thuộc làu, Trương Lương bảo nó trở về truyền lại cho nhữngđứa khác, và dặn nếu có ai hỏi thì bảo là trời dạy.Đứa bé vâng lời. Chẳng bao lâu lời hát đó được phổ biến khắp cả xóm. Nó lại thấuđến tai vua Sở.Hạng Võ nghĩ đó là trời xuống diêu ngôn. Câu: Kim hữu nhứt nhân là ám chỉnhà vua. Còn câu: Cách bích diêu linh, chỉ văn kỳ thinh bất biến kỳ hình là nóinhà vua tuy đã có danh tiếng nhưng chưa được truyền rộng ra. Câu cuối: Phú quýbất huờn hương như ý cẩm dạ hành là có ý muốn nói nhà vua tuy đã được thiênhạ mà chẳ ...