Chủ đề văn học địa phương trong trường phổ thông (Khảo sát qua chương trình văn học địa phương các tỉnh duyên hải phía Bắc)
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 327.59 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trên cơ sở ứng dụng hướng nghiên cứu liên ngành văn học - văn hóa, bài viết chỉ ra các chủ đề văn học địa phương trong trường phổ thông các tỉnh duyên hải phía Bắc bao gồm: Quê hương bản quán; cư dân bản địa và văn hóa xã hội; từ đó, đề xuất hình thức dạy học Văn học địa phương theo chủ đề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chủ đề văn học địa phương trong trường phổ thông (Khảo sát qua chương trình văn học địa phương các tỉnh duyên hải phía Bắc)TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 25/2018 53 CHỦ ĐỀ VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Khảo sát qua chương trình văn học địa phương các tỉnh duyên hải phía Bắc) Đỗ Thị Bích Thủy Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình Tóm tắt: Trong chương trình giáo dục phổ thông, văn học địa phương giữ một vai trò quan trọng trong việc gắn kết kiến thức nhà trường với thực tế địa phương. Trên cơ sở ứng dụng hướng nghiên cứu liên ngành văn học - văn hóa, bài viết chỉ ra các chủ đề văn học địa phương trong trường phổ thông các tỉnh duyên hải phía Bắc bao gồm: quê hương bản quán; cư dân bản địa và văn hóa xã hội; từ đó, đề xuất hình thức dạy học Văn học địa phương theo chủ đề. Từ khóa: văn học địa phương, chủ đề, văn hóa… Nhận bài ngày 17.6.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.7.2018 Liên hệ tác giả: Đỗ Thị Bích Thủy; Email: dobichthuy89nb@gmail.com1. MỞ ĐẦU Trong chương trình giáo dục phổ thông, văn học địa phương (VHĐP) chiếm thờilượng không nhiều nhưng lại không thể thiếu, bởi VHĐP có vị trí và vai trò quan trọng đốivới việc “hình thành nhân cách và phát triển năng lực của người học ở các địa phương khácnhau”, góp phần “củng cố kiến thức phổ thông về văn hóa, văn học địa phương để ngườiđọc hiểu và yêu quê hương, tự hào về truyền thống địa phương…; quảng bá về địa bànmình sinh sống với bạn bè trong nước và quốc tế” [8]. Từ tầm quan trọng của VHĐP,chương trình môn Ngữ văn Trung học cơ sở đã triển khai một số tiết giới thiệu nội dungđịa phương. Điều này giúp học sinh gắn kiến thức nhà trường với những vấn đề thực tiễncủa địa phương - nơi các em đang sinh sống, học tập. Ứng dụng hướng nghiên cứu liênngành văn học - văn hóa trong nghiên cứu VHĐP, bài viết của chúng tôi tìm hiểu hệ thốngchủ đề VHĐP các tỉnh duyên hải phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, NinhBình, Thanh Hóa) trong chương trình phổ thông. Trên cơ sở đó, trong quá trình giảng dạyVHĐP, người giáo viên có thể vận dụng xây dựng các chủ đề dạy học nhằm nâng cao hiệuquả chuyên môn và gây hứng thú cho học sinh.54 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI2. NỘI DUNG2.1. Nghiên cứu liên ngành văn học - văn hóa trong nghiên cứu văn học Văn học và văn hóa có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Với vai trò là “gương mặt tiêubiểu cho văn hóa tinh thần của mỗi dân tộc” (Phương Lựu), văn học góp phần quan trọngtrong việc sáng tạo và phát triển văn hóa. Ngược lại, văn học là một bộ phận của văn hóatinh thần nên muốn mở những cánh cửa vào văn học, người nghiên cứu phải đặt nó trong“cái mạch nguyên của toàn bộ văn hóa một thời đại trong nó tồn tại” [12, tr.15] bởi vì“Không phải tách rời khỏi con người và xã hội, biệt lập với thế giới văn hóa và hệ thốngvăn hóa mà văn học tìm thấy sự sống của mình. Trái lại chính con đường hòa đồng, thâmnhập vào văn hóa sẽ làm cho văn học tìm lại cái công dụng và tác dụng to lớn ngàn nămcủa mình trong tầm cỡ của thế giới và thời đại ngày nay” [12, tr.16]. Từ sự nhận thức tầmquan trọng của văn hóa trong việc thúc đẩy sự phát triển tiến bộ xã hội cũng như văn học,trên con đường tìm tòi những hướng đi mới để nghiên cứu văn học, chuyển hướng văn hóa(cultural) là vấn đề đang nhận được sự quan tâm đáng kể. Tiếp cận văn học từ hệ thống vănhóa theo Đỗ Lai Thúy là “một câu chuyện cũ”, “cũ như trái đất”, nhưng lại thiếu những căncứ, điểm tựa lí thuyết đặc biệt khi “đụng đến mối quan hệ giữa văn học và văn hóa” [16]. Trên thế giới, nghiên cứu văn hóa (cultural studie) gắn với tên tuổi của học giảRichard Hoggart từ thập niên 1960 và đến năm 1980 thì thực sự phát triển với nhiềukhuynh hướng, nhiều cách tiếp cận tạo nên bức tranh phong phú và sôi động trong tư duylý thuyết đương đại. Các học giả có nhiều đóng góp quan trọng cho hướng nghiên cứu nàylà Louis Althusser, Roland Barthes, Pierre Bourdieu, Michel de Certeau, Mikhail Bakhtin,Richard Hoggart… Nghiên cứu văn hóa chất vấn nhiều vấn đề đòi hỏi người nghiên cứuphải xem xét chúng theo hướng liên ngành. Có thể kể đến một số vấn đề như: vấn đề bảnsắc, văn hóa và quyền lực, phân định văn hóa… Nghiên cứu văn hóa cho chúng ta thấy“những cái ngoài lề, khuất mặt, phát hiện những lịch sử nhỏ” để đi đến “chất vấn nhữngthứ đã được mặc định, được xem là “tự nhiên” [14, tr.35]. Nghiên cứu văn hóa vì thế đãmở ra nhiều hướng đi mới cho các ngành nghiên cứu nhân văn trong đó có văn học. Từđây, nghiên cứu văn học cũng chuyển dần theo hướng nghiên cứu văn hóa. Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu văn học - văn hóa đã được đặt ra từ lâu. Tiếp cận vănhọc từ văn hóa sẽ khắc phục được sự “gián cách văn học với đời sống”, đặt người nghiêncứu “can dự và ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chủ đề văn học địa phương trong trường phổ thông (Khảo sát qua chương trình văn học địa phương các tỉnh duyên hải phía Bắc)TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 25/2018 53 CHỦ ĐỀ VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Khảo sát qua chương trình văn học địa phương các tỉnh duyên hải phía Bắc) Đỗ Thị Bích Thủy Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình Tóm tắt: Trong chương trình giáo dục phổ thông, văn học địa phương giữ một vai trò quan trọng trong việc gắn kết kiến thức nhà trường với thực tế địa phương. Trên cơ sở ứng dụng hướng nghiên cứu liên ngành văn học - văn hóa, bài viết chỉ ra các chủ đề văn học địa phương trong trường phổ thông các tỉnh duyên hải phía Bắc bao gồm: quê hương bản quán; cư dân bản địa và văn hóa xã hội; từ đó, đề xuất hình thức dạy học Văn học địa phương theo chủ đề. Từ khóa: văn học địa phương, chủ đề, văn hóa… Nhận bài ngày 17.6.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.7.2018 Liên hệ tác giả: Đỗ Thị Bích Thủy; Email: dobichthuy89nb@gmail.com1. MỞ ĐẦU Trong chương trình giáo dục phổ thông, văn học địa phương (VHĐP) chiếm thờilượng không nhiều nhưng lại không thể thiếu, bởi VHĐP có vị trí và vai trò quan trọng đốivới việc “hình thành nhân cách và phát triển năng lực của người học ở các địa phương khácnhau”, góp phần “củng cố kiến thức phổ thông về văn hóa, văn học địa phương để ngườiđọc hiểu và yêu quê hương, tự hào về truyền thống địa phương…; quảng bá về địa bànmình sinh sống với bạn bè trong nước và quốc tế” [8]. Từ tầm quan trọng của VHĐP,chương trình môn Ngữ văn Trung học cơ sở đã triển khai một số tiết giới thiệu nội dungđịa phương. Điều này giúp học sinh gắn kiến thức nhà trường với những vấn đề thực tiễncủa địa phương - nơi các em đang sinh sống, học tập. Ứng dụng hướng nghiên cứu liênngành văn học - văn hóa trong nghiên cứu VHĐP, bài viết của chúng tôi tìm hiểu hệ thốngchủ đề VHĐP các tỉnh duyên hải phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, NinhBình, Thanh Hóa) trong chương trình phổ thông. Trên cơ sở đó, trong quá trình giảng dạyVHĐP, người giáo viên có thể vận dụng xây dựng các chủ đề dạy học nhằm nâng cao hiệuquả chuyên môn và gây hứng thú cho học sinh.54 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI2. NỘI DUNG2.1. Nghiên cứu liên ngành văn học - văn hóa trong nghiên cứu văn học Văn học và văn hóa có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Với vai trò là “gương mặt tiêubiểu cho văn hóa tinh thần của mỗi dân tộc” (Phương Lựu), văn học góp phần quan trọngtrong việc sáng tạo và phát triển văn hóa. Ngược lại, văn học là một bộ phận của văn hóatinh thần nên muốn mở những cánh cửa vào văn học, người nghiên cứu phải đặt nó trong“cái mạch nguyên của toàn bộ văn hóa một thời đại trong nó tồn tại” [12, tr.15] bởi vì“Không phải tách rời khỏi con người và xã hội, biệt lập với thế giới văn hóa và hệ thốngvăn hóa mà văn học tìm thấy sự sống của mình. Trái lại chính con đường hòa đồng, thâmnhập vào văn hóa sẽ làm cho văn học tìm lại cái công dụng và tác dụng to lớn ngàn nămcủa mình trong tầm cỡ của thế giới và thời đại ngày nay” [12, tr.16]. Từ sự nhận thức tầmquan trọng của văn hóa trong việc thúc đẩy sự phát triển tiến bộ xã hội cũng như văn học,trên con đường tìm tòi những hướng đi mới để nghiên cứu văn học, chuyển hướng văn hóa(cultural) là vấn đề đang nhận được sự quan tâm đáng kể. Tiếp cận văn học từ hệ thống vănhóa theo Đỗ Lai Thúy là “một câu chuyện cũ”, “cũ như trái đất”, nhưng lại thiếu những căncứ, điểm tựa lí thuyết đặc biệt khi “đụng đến mối quan hệ giữa văn học và văn hóa” [16]. Trên thế giới, nghiên cứu văn hóa (cultural studie) gắn với tên tuổi của học giảRichard Hoggart từ thập niên 1960 và đến năm 1980 thì thực sự phát triển với nhiềukhuynh hướng, nhiều cách tiếp cận tạo nên bức tranh phong phú và sôi động trong tư duylý thuyết đương đại. Các học giả có nhiều đóng góp quan trọng cho hướng nghiên cứu nàylà Louis Althusser, Roland Barthes, Pierre Bourdieu, Michel de Certeau, Mikhail Bakhtin,Richard Hoggart… Nghiên cứu văn hóa chất vấn nhiều vấn đề đòi hỏi người nghiên cứuphải xem xét chúng theo hướng liên ngành. Có thể kể đến một số vấn đề như: vấn đề bảnsắc, văn hóa và quyền lực, phân định văn hóa… Nghiên cứu văn hóa cho chúng ta thấy“những cái ngoài lề, khuất mặt, phát hiện những lịch sử nhỏ” để đi đến “chất vấn nhữngthứ đã được mặc định, được xem là “tự nhiên” [14, tr.35]. Nghiên cứu văn hóa vì thế đãmở ra nhiều hướng đi mới cho các ngành nghiên cứu nhân văn trong đó có văn học. Từđây, nghiên cứu văn học cũng chuyển dần theo hướng nghiên cứu văn hóa. Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu văn học - văn hóa đã được đặt ra từ lâu. Tiếp cận vănhọc từ văn hóa sẽ khắc phục được sự “gián cách văn học với đời sống”, đặt người nghiêncứu “can dự và ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Văn học địa phương Chủ đề văn học địa phương Văn hóa xã hội Dạy học Văn học địa phươngGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 285 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 268 0 0 -
5 trang 232 0 0
-
10 trang 209 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 207 0 0 -
6 trang 198 0 0
-
8 trang 194 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 193 0 0 -
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 190 0 0 -
9 trang 166 0 0