Danh mục

Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong các tác phẩm hội họa của họa sĩ Perov V.G.

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 884.13 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài này nêu lên chủ nghĩa hiện thực là trào lưu nghệ thuật lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thực của con người làm đối tượng sáng tác. Chủ nghĩa hiện thực hướng tới cung cấp cho công chúng nghệ thuật những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội xung quanh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong các tác phẩm hội họa của họa sĩ Perov V.G. CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN TRONG CÁC TÁC PHẨM HỘI HỌA CỦA HỌA SĨ PEROV V.G. SVTH: Nguyễn Minh Hoà - 1N16 GVHD: ThS Nhâm Thị Vân Anh 1. Chủ nghĩa hiện thực trong hội hoạ Nga a. Khái niệm chủ nghĩa hiện thực: Chủ nghĩa hiện thực là trào lưu nghệ thuật lấy hiện thực xã hội và những vấn đề cóthực của con người làm đối tượng sáng tác. Chủ nghĩa hiện thực hướng tới cung cấpcho công chúng nghệ thuật những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộcsống, về môi trường xã hội xung quanh [1, t. 211]. b. Quá trình hiện thực phê phán thâm nhập vào hội họa Nga: Giai đoạn lịch sử khoảng đầu những năm 1830, trong văn hóa Nga có nhữngchuyển biến rõ rệt. Cuộc nổi dậy của những người tháng Chạp theo tư tưởng tự dochống lại sự cai trị độc đoán của hoàng đế Nicolai Đệ Nhất vào năm 1825, đã trở thànhranh giới, chia đời sống xã hội ở Nga ra làm hai thời kỳ: thời kỳ của những hoài bão đãqua đi và thời kỳ của những ảo tưởng tan vỡ đang tiến đến. Những biến động lớn củaxã hội Nga khoảng giữa thế kỷ 19 đã tạo điều kiện làm nảy sinh một trường phái mớitrong hội họa Nga – trường phái hiện thực phê phán. Trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, nước Nga tồn tại với một loạt nhữngmâu thuẫn, bất đồng gay gắt giữa các giai tầng khác nhau trong xã hội. Bắt đầu từnhững năm 40 của thế kỷ 19, các tác giả thuộc trường phái hiện thực phê phán đặc biệtchú đến những đề tài mang tính xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Họ tập trung lột tảnhững nét tinh tế của những bối cảnh trong đời sống, thêm thắt vào đó là ý nghĩa rănđe, vạch trần các thói xấu, tệ nạn của xã hội và đã cho ra đời nhiều tác phẩm gây tiếngvang lớn và đã đạt đến đỉnh cao trong các sáng tác của họa sĩ Fedotov với những sángtác tiêu biểu như: “Bữa sáng của người được nhận huân chương” năm 1846, “Đại úy đihỏi vợ” năm 1848, hay “Bữa sáng của nhà qu tộc trẻ”. Đây cũng là những tác phẩmđã tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của thể loại tranh đời sống sinh hoạt trongnửa cuối thế kỷ 19. Từ những năm 60, trong hội họa Nga dần hình thành những nguyên tắc củakhuynh hướng dân chủ, khởi đầu là cuộc nổi loạn của 14 học viên Học viện nghệ thuậthoàng gia Saint Peterburg và sự ra đời của “Hội triển lãm lưu động”- một tổ chức dânchủ đối lập hoàn toàn với nghệ thuật hàn lâm [1, t. 212]. Thể loại tranh sinh hoạt trong những năm 60 mang ý nghĩa vạch trần, tố cáo. Lựachọn các đề tài bức thiết, sâu sắc, các họa sĩ muốn làm tăng tính bi kịch của hiện thực, 52bằng cách đó gợi nên sự cảm thông đối với những nạn nhân của xã hội bất công, rốiren ngày đó. Lột tả đời sống hiện thực, các họa sĩ cho rằng, mục đích chính của nghệthuật chính là giáo dục con người. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của trường phái hiệnthực phê phán trong giai đoạn này phải kể đến chính là những sáng tác của Perov với:“Bộ Ba”, “Cậu b nhạc sĩ đường phố”, “Tiễn đưa người quá cố”… Cuối thế kỷ 19, với những biến động lớn và thay đổi vô c ng mạnh mẽ trong xãhội Nga đã bẻ lái con tàu hội họa theo một hướng mới. Các họa sĩ không chỉ phê phánnhững thói hư, tật xấu trong xã hội đương thời, mà quan trọng hơn họ đã thực sự đivào cuộc sống, phản ánh cuộc sống làm cho nghệ thuật trở thành một phần tất yếu nảynở và quay trở tương tác với mảnh đất này. Hiện thực xã hội sôi động và cả đầy rẫynhững tai ương, bất công trong xã hội Nga nửa sau thế kỷ 19 đã thực sự lôi cuốn cáchọa sĩ ra khỏi bức tường khô cứng của viện hàn lâm nghệ thuật để h a mình vào cuộcsống, lắng nghe và phản ánh từng hơi thở của cuộc sống sinh động. Vào thời kì này,những quan niệm thường gặp trong nghệ thuật được gọi chung bằng cụm từ “sự thật vềcuộc sống”[1, t. 214]. 2. V.G. Perov – bậc thầy của dòng tranh phê phán 19 Hiện thực xã hội luôn tồn tại tính hai mặt của nó, có cả mặt tích cực và tiêu cực.Tuy nhiên, hiện thực xã hội Nga trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19 thật đáng buồn khigam màu tối trở thành gam màu chủ đạo. Là những người phản ánh chân thực cái hiệnthực ấy, các họa sĩ đương thời đã phơi bày toàn bộ hiện thực xã hội phũ phàng trongcác tác phẩm của mình. Xem qua những tác phẩm được sáng tác trong thời kỳ này,người xem có thể cảm nhận một hiện thực như đang thét lên, đang rên xiết về nhữngbất công trong xã hội. Người khởi xướng, đồng thời cũng là họa sĩ thành công nhất vềd ng tranh hiện thực trong thời gian này, người đã được cả giới hội họa thừa nhận vàthán phục, chính là Vasili Grirorevich Perov. Các tác phẩm của Pirov thấm đậm l ngtrắc ẩn, sự day dứt, đau đớn trước số phận của những con người nhỏ b , những mảnhđời dưới đáy của xã hội - nông dân, thợ thủ công, những viên chức thấp cổ b họng vànhững người không thể tự bảo vệ mình trước cường quyền và giai cấp ...

Tài liệu được xem nhiều: