Thông tin tài liệu:
Bài viết này trình bày về từ tiếng Nga vay mượn những đơn vị từ vựng từ các thứ tiếng khác nhau là một quá trình rất phức tạp quy định bởi nhiều nguyên nhân và hầu hết liên quan tới chính trị, kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa giáo dục và các tiếp xúc giữa dân tộc Nga với các dân tộc khác. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về từ ngoại lai trong tiếng Nga MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỪ NGOẠI LAI TRONG TIẾNG NGA Nguyễn Ba Tài – Lớp 1N-08Lời mở đầu Những thập niên cuối thế kỷ XX ở nước Nga đã diễn ra những biến động tolớn và sâu sắc liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế thươngmại, văn hóa giáo dục. Một nhà nước mới về cơ cấu tổ chức được hình thành sau sựsụp đổ của nhà nước Xô-Viết, đã tạo ra một loạt các thay đổi, trong đó một phầnkhông nhỏ ảnh hưởng đến Tiếng Nga, tạo ra những thay đổi tích cực trong ngônngữ, trong tiếng Nga hiện đại nói chung và trong các lĩnh vực chính trị kinh tế xãhội nói riêng. Ngôn ngữ là một phần đặc biệt quan trọng trong đời sống hàng ngày củachúng ta. Nếu như không có ngôn ngữ sẽ không có bất kỳ sự giao tiếp nào giữa conngười. Nhờ có sự giúp đỡ của ngôn ngữ con người có thể bày tỏ cảm xúc suy nghĩcủa mình, giúp cho chúng ta hiểu nhau, nhận thức được môi trường xung quanh. Khi mà càng ngày khoa học công nghệ càng phát triển, khả năng giao lưuvăn hóa, giao tiếp ngôn ngữ giữa các dân tộc trên thế giới ngày càng được nâng caonhu cầu gìn giữ và phát huy văn hóa từ đời này qua đời khác. Điều này giải thích vìsao ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới nói chung, khi nghiên cứu ngôn ngữ,đặc biệt là tiếng Nga, càng trở nên phổ biến hơn. F.Engels từng nói rằng, tiếng Nga là một trong những ngôn ngữ sinh độngvà phong phú nhất. Các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Nga hiện đại đã và đang trải quamột chặng đường dài hình thành và luôn trong trạng thái không ngừng biến đổi, bổsung. Nhiều thủ pháp ngôn ngữ đã được lựa chọn phù hợp với xu thế của thời đại:cách nói ẩn ý, hình dung từ, nghĩa bóng và dấu chấm câu. Một trong những phươngpháp phát triển là bổ sung thêm vào vốn từ những từ mới. Cũng không ít cách bổ Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012 139sung thêm vốn từ vào tiếng Nga, trong đó góp phần không nhỏ là phát triển các ýnghĩa từ vựng mới của các từ vốn có. Một cách đặc biệt khác là sử dụng từ ngoại lai,số lượng và phạm vi sử dụng từ ngoại lai trong tiếng Nga ngày càng được mở rộng,vị thế của chúng vì thế ngày càng được nâng cao. Ngày nay từ ngoại lai không chỉ được sử dụng trong các chuyên ngành hẹp,mà còn được ưa dùng ở hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế thương mại,khoa học kỹ thuật và trong đời sống thường ngày. I. Từ ngoại lai trong tiếng Nga 1. Định nghĩa Do sự chuyển đổi các thành phần của ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác bởikết quả của ảnh hưởng tác động qua lại của các ngôn ngữ hoặc chính những thànhphần này chuyển từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ khác mà các từ ngoại lai đượcsinh ra. Từ ngoại lai có thể bằng lời nói (được tái tạo lại qua hình dạng vỏ ngữ âmhọc của từ) hoặc dưới dạng chữ viết (xảy ra trong quá trình chuyển ngữ). 1.1. Thời kỳ vay mượn Theo các ý kiến khác nhau, lịch sử du nhập từ vựng của các ngôn ngữ, đặcbiệt là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hà Lan… vào tiếng Nga rất đa dạng và phongphú bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng đặc biệt sự quan tâm chú ý của nướcngoài đến thương mại của Nga vẫn là lý do chủ yếu. Bắt đầu ngay từ các thể kỷXII–XIII khi mà các thương nhân, nhà buôn châu Âu trên các con đường xuyênsuốt các nước từ Âu sang Á, các đoàn thuyền thương mại lớn với lượng hàng hóakhổng lồ tìm cho mình những thị trường tiêu thụ mới mẻ đầy tiềm năng tại nướcNga rộng lớn. Từ đó trở đi ở Nga bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn sự có mặt củangười nước ngoài, các mặt hàng phong phú đa dạng, và tất nhiên họ mang theomình những đặc sắc riêng của văn hóa dân tộc - đất nước mình, thể hiện rõ nhấtbằng ngôn ngữ lời nói, lời ca điệu múa. Dần dần những ngôn ngữ đặc sắc mới mẻ Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012 140đó đi vào cuộc sống của người dân bản địa, song song với những từ ngữ sẵn có vàsử dụng tại đây. 1.2. Lý do vay mượn Trước hết để thuận tiện cho trao đổi buôn bán hàng hóa, việc giao tiếp quangôn ngữ, tên gọi các loại hàng hóa mới luôn được các thương nhân, nhà buôn nướcngoài lẫn bản địa sử dụng hiệu quả. Mặt khác các yếu tố văn hóa phong tục lễ nghicũng theo đó ảnh hưởng một phần đến sử dụng ngôn ngữ hàng ngày. 2. Cách thức vay mượn các phương pháp trong ngôn ngữ a) Phương pháp chuyển tự бактерий - bakteria (vi khuẩn - tiếng Đức) критерий - criteria (tiêu chuẩn – tiếng Đức) b) Phương pháp ngữ âm học хобби – hobby (sở thích – tiếng Anh) авантьюра – aventure (phiêu lưu – tiếng Pháp) c) Phương pháp hình thái học (từ pháp) квота (tiếng Nga – danh từ) – quota (tiếng Latin – đại từ) аут (tiếng Nga – danh từ) – out (tiếng Anh – trạng từ) d) Phương pháp ngữ nghĩa meeting встреча собрание ...