Danh mục

Chủ nghĩa Mac- Lênin

Số trang: 172      Loại file: doc      Dung lượng: 1.76 MB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Triết học: nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội, và tư duy; định hướng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. Kinh tế chính trị: Nghiên cứu những quy luật của xã hội, đặc biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chủ nghĩa Mac- Lênin Chương mở đầu NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN I. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 1. Ba bộ phận cấu thành của Chủ nghĩa Mác – Lênin - Triết học: nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tựnhiên, xã hội và tư duy; định hướng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất củanhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. - Kinh tế chính trị: nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt lànhững quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuấttư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. - Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả sự vận dụng thế giới quan, phương phápluận triết học và kinh tế chính trị để làm sáng tỏ những quy luật của quá trình cách mạngxã hội chủ nghĩa, bước chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vàtiến tới chủ nghĩa cộng sản. 2. Khái lược sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin a. Những điều kiện, tiền đề sự ra đời chủ nghĩa Mác - Điều kiện kinh tế - xã hội Những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nướcTây Âu đã phát triển mạnh mẽ. Cuộc cách mạng công nghiệp không những đánh dấubước chuyển hóa từ nền tảng sản xuất thủ công tư bản chủ nghĩa sang nền sản xuất đạicông nghiệp tư bản chủ nghĩa mà còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội, trước hết làsự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1825 kéo theo hàng loạt cuộc đấu tranh của côngnhân chống lại chủ nghĩa tư bản, tiêu biểu là: + Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở Liông (Pháp) năm 1831 va 1834 + Phong trào Hiến chương (Anh) từ năm 1838 đến năm 1848 + Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở Silêdi (Đức) năm 1844. Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản yêu cầu khách quan là nó cần phải có lýluận khoa học. Chủ nghĩa Mác ra đời là sự đáp ứng yêu cầu khách quan đó; đồng thờichính thực tiễn cách mạng đó cũng trở thành tiền đề thực tiễn cho sự khái quát và pháttriển lý luận cua chủ nghĩa Mác - Tiền đề lý luận Chủ nghĩa Mác ra đời còn là kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận củanhân loại như: +Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của G.Hêghen (George W.FriedrichHegel, 1770-1831) và L.Phơ bách (Ludwig Feuerbach, 1804-1872). 1 G.Hêghen đã diễn đạt được nội dung của phép biện chứng dưới dạng lý luận thôngqua hệ thống các quy luật, phạm trù. Trên cơ sở phê phán C.Mác và Ph.Ăngghen đã thừađể xây dựng phép biện chứng duy vật. Với Phơ bách, mặc dù còn nhiều hạn chế về quan điểm liên quan đến các vấn đềxã hội; song, C.Mác và Ph.Ăngghen đánh giá cao vai trò tư tưởng của Phơ bách trong cuộcđấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, khẳng định giới tự nhiên là tính thứ nhất, tồntại vĩnh viễn, không phụ thuộc vào ý thức của con người. đã tạo tiền đề cho bước chuyểnbiến của C.Mác và Ph.Ăngghen từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật. + Kinh tế chính trị cổ điển Anh như A.Xmít (Adam Smith, 1723-1790) vàĐ.Ricácđô (David Ricardo, 1772-1823) đã góp phần tích cực vào quá trình hình thành quanniệm duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác. A.Xmít và Đ.Ricácđô là những người mở đầu lý luận về giá trị trong kinh tế chínhtrị học bằng việc xây dựng học thuyết về giá trị lao động. Các ông đã đưa ra những kếtluận quan trọng về giá trị và nguồn gốc của lợi nhuận, về tính chất của quá trình sản xuấtvật chất, về những quy luật kinh tế khách quan để Mác kế thừa xây dựng nên lý luận vềgiá trị thặng dư, luận chứng về bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. + Chủ nghĩa xã hội không tưởng có các nhà tư tưởng tiêu biểu như: H.XanhXimông (Henri De Saint Simon, 1760-1825), S.Phuriê (Charles Fourier, 1772-1837) ngườiPháp và R. Ôoen (Robert Owen, 1771-1858) người Anh. Chủ nghĩa xã hội không tưởng thểhiện đậm nét tinh thần nhân đạo, phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản trên cơ sở vạchtrần cảnh khốn cùng cả về vật chất lẫn tinh thần của người lao động trong nền sản xuấttư bản chủ nghĩa và đã đưa ra nhiều quan điểm cũng như dự đoán về xã hội tương lai.Song, chủ nghĩa xã hội không tưởng đã không luận chứng được một cách khoa học vềbản chất của chủ nghĩa tư bản, không phát hiện được quy luật vận động của chủ nghĩatư bản và vai trò, sứ mệnh của giai cấp công nhân với tư cách là lực lượng xã hội có khảnăng xóa bỏ chủ nghĩa tư bản để xây dựng một xã hội bình đẳng, không có bóc lột. Trêntinh thần nhân đạo đó nó đã trở thành những tiên đề lý luận cho chủ nghĩa xã hội khoahọc. - Tiền đề khoa học tự nhiên Cùng với những điều kiện kinh tế – xã hội, tiền đề lý luận, thì những thành tựukhoa học tự nhiên cũng khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác: + Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng ( Ra đời và ...

Tài liệu được xem nhiều: