Danh mục

Chữ Tâm trong Thư pháp

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.63 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bạn là người gắn bó với bộ môn nghệ thuật thư pháp này ư? Xin chúc mừng bạn vì bạn đã chọn cho mình một thú chơi thanh nhã, thú vị. Vậy trong quá trình cầm bút chắc hẳn bạn đã từng viết qua chữ TÂM? Việc viết thành chữ Tâm không khó, cái khó là việc thể hiện và hiểu rõ ý nghĩa chữ Tâm như thế nào. Thư pháp Hoa Nghiêm - Khắc gỗ Trần Quốc Âu .Bắt đầu viết thư pháp, xin bạn đừng quên rằng, phải “ký hợp đồng” với sự kiên nhẫn trường kỳ. Việc viết không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chữ Tâm trong Thư pháp Chữ Tâm trong Thư pháp Bạn là người gắn bó với bộ môn nghệ thuật thư pháp này ư? Xin chúc mừng bạn vì bạn đã chọn cho mình một thú chơi thanh nhã, thú vị. Vậy trong quá trình cầm bút chắc hẳn bạn đã từng viết qua chữ TÂM? Việc viết thành chữ Tâm không khó, cái khó là việc thể hiện và hiểu rõ ý nghĩa chữ Tâm như thế nào. Thư pháp Hoa Nghiêm - Khắc gỗ Trần Quốc Âu Bắt đầu viết thư pháp, xin bạn đừng quên rằng, phải “ký hợp đồng” với sự kiên nhẫn trường kỳ. Việc viết không phải lúc nào cũng dễ dàng suôn sẻ cả. Có khi vài giờ viết hàng chục bức, mà có khi hàng tuần không viết nổi một bức. Rồi, những bức mình viết đâu dễ trở thành danh tác ngay. Có những tác phẩm mình đã vừa ý, chỉ sau một thời gian lại thấy mình non kém - cái bất toàn luôn hiện hữu trong cuộc sống - tuy thế, nó đã tạo cho ai đó trung tín với nó những lạc thú tuyệt vời. Bạn viết và tỏ ra thanh thản, nhẹ nhàng thì tác phẩm của bạn, người thưởng ngoạn cũng cảm thông với bạn như vậy. Và, có biết đâu, thời gian lâu sau nữa, nhiều người nhìn lại tác phẩm ấy, nhờ vào những câu bạn viết ra, đã đổi thành những cuộc đời tốt đẹp thì sao. Chắc bạn còn nhớ đến vụ án của đại gia Nguyễn Văn Mười Hai? Sau khi bị kết án và đến thụ hình tại trại Xuân Lộc, Luật sư Nguyễn Đăng Trừng đã bào chữa cho Mười Hai thoát khỏi án tử, lên thăm, cho ông hai trăm ngàn đồng và quyển sổ tay. Trong cuốn sổ tay ấy có ghi hai câu thi kệ của Mãn Giác Thiền Sư: “Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một nhành mai” (*). Nhờ hai câu thơ ấy, ông Nguyễn Văn Mười Hai có thêm nghị lực để vượt qua hoàn cảnh hiện tại… Đó phải chăng là phần thưởng quý giá nhất cho người cầm bút? Điều ấy chính là một phần từ cái “Tâm” đó bạn ạ! Nói như vậy, cũng có nghĩa, viết là để “thoát xác”, là tự giải thoát; và viết thư pháp cũng có nghĩa là ghi lên các chất liệu những điều mình suy nghĩ là có ích cho đời và gởi cho bao thế hệ như một “sứ điệp”. Chứ không phải viết lên những cái dung tục, tầm thường với nhận thức quá mỏng, lại tự cho mình một sứ mạng quá cao là đóng góp cho nền văn hóa dân tộc thì quả là lối nghĩ chỉ một tấc tới trời. Là người viết thư pháp đấy bạn! Phải tuyệt đối trung thực và gắt gao với chính mình. Càng viết thư pháp lại càng phải hết sức khiêm tốn. Thật không có gì đáng phàn nàn cho người viết thư pháp bằng tật tự cao, tự mãn. Càng trước tác, ta càng phải nhìn tác phẩm của mình bằng cặp mắt phê bình nghiêm khắc. Vì mục đích viết thư pháp chính vì cái “Tâm” chứ không phải cái “Danh”. Bạn thử ngẫm mà xem, những câu ca dao, những phù điêu của người thợ thủ công vô danh vẫn tồn tại... Còn những thứ phù phiếm, dù được phong tước hiệu, thời gian cũng hóa thành phù vân khi xuất hiện trên đại chúng. Cho nên, hãy vui với tâm thiện mà tiến thân hơn là bị nhiễm độc vì những lời tung hô của kẻ tầm thường. Bởi vì giá trị của mình là ngay bản thân mình chứ không được định bằng dư luận. Viết thư pháp có lắm người tài. Bạn chớ vội đề cao mình khi nhiều cao nhân vẫn còn ẩn. Tài hoa mà đi vào con đường luật này là chính thì càng tài hoa tuyệt vời, càng có lợi cho bản thân và xã hội. Tài hoa mà đi vào con đường tà thì càng tài hoa càng tai hại, năng khiếu và danh lợi chỉ tổ giúp cho cái xấu phát triển mà thôi. Ngày xưa những người viết thư pháp thường là những bậc danh sĩ, những ông đồ già, những vị tu hành; ngoài viết chữ đẹp ra họ còn là những người hiểu biết uyên thâm, uyên bác, có đức độ cao siêu. Hội đủ các yếu tố đó, họ mới được tín nhiệm để cho chữ. Người cho chữ phải đạt như vậy mới viết ra được những câu cú thâm sâu, hàm súc, mới nhìn thấu được tâm khảm của người xin chữ để viết câu gì cho phù hợp với họ và hiểu được những gì mình viết ra. Có thế thì bức chữ viết mới có giá trị, người xin chữ đem về không thể xếp xó, mà treo trong nhà như một biểu hiện tinh thần cao đẹp của cuộc sống gia đình và của bản thân người nhận, từ cái nhìn của bậc tài đức ấy. Còn nếu là những bức liễn để thờ thì càng tăng thêm phần trang trọng, sự tín ngưỡng vì nó đã được viết ra từ một hiền nhân được mọi người kính phục. Từ đó cho thấy tác phẩm thư pháp có giá trị hay không là do con người, chứ không phải con người có giá trị từ những bức thư pháp. Vì bên cạnh các giá trị nội tại và nghệ thuật ấy, bộ môn nghệ thuật thư pháp đã cung cấp cho chúng ta một số kiến thức đại cương rất có giá trị về văn hóa Đông Phương. Cho nên, các nhà thư pháp khi đưa tác phẩm của mình ra trước công chúng thì phải là những tác phẩm có giá trị, chứ không thể trưng bày những sản phẩm tầm thường lại bắt mọi người nhìn bằng cặp mắt thanh cao như một số trường hợp đã diễn ra hiện nay. Vì thế, chữ Tâm trong thư pháp muốn đề cập ở đây là lòng thành thật đặt ở đầu ngọn bút. Và lòng thành thật thì luôn gặp trở ngại. Tôi muốn nói với bạn rằng không có ngọn đèn nào thắp lên mà không tạo ra một quầng tối vây quanh. Bạn sẽ chắc mẩm phải đối đầu với những thị phi và thực tế là những lời khen chê. Bạn chấp ư? Ngày xưa Thượng Thư Tiến Sĩ Tuấn Quận Công Dương Văn An đã nói rằng: “Xem lời khen một người thiện thấy vinh dự hơn cả việc được áo gấm vua ban, nên phải nuôi lòng hâm mộ đấng trung nghĩa để rồi cố noi theo. Xem lời chê một người ác, thấy ghê gớm hơn cả búa rìu, thì phải biết xấu hổ thay cho kẻ loạn tặc để rồi luôn tự răn mình”! Cổ nhân ta còn nói một ý khác nữa rằng “không sợ người tốt coi ta là kẻ xấu, chỉ sợ kẻ xấu coi ta là tri kỷ mà thôi”. Chấp mà có những nhận thức trên thật giá trị, nhưng nếu không chấp bạn còn sẽ thấy giá trị hơn nữa “Tri vọng thị phi, tâm chi thích dã” (Biết quên thị phi lòng thông suốt - Trang Tử). Thế nhưng, phần lớn chúng ta vẫn chưa vượt ra khỏi cái không chấp. Lời khen chê, có hay mà cũng có dở, song chung qui mặc kệ chúng. Cần nhất bạn viết sao cho người đời hiểu và tôn trọng là vấn đề chông gai vô cùng. Cầm bút, bạn hãy tư duy về câu của Nietzshe: “Người ta luôn luôn được khen hay bị chê song ít ai được hiểu”. Chê khen thường là việc đứng phía chủ quan, “ ...

Tài liệu được xem nhiều: