Danh mục

CÓ HAY KHÔNG THƯ PHÁP CHỮ VIỆT

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 168.63 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thuật ngữ “thư pháp chữ Việt” ở đây nhằm chỉ nghệ thuật viết chữ quốc ngữ (ký tự Latinh) để phân biệt với thư pháp chữ Hán ở Việt Nam trước đây. .Thư pháp Hoa Nghiêm Trong những năm gần đây, một loại hình được gọi là “thư pháp chữ Việt” hoặc “thư pháp tiếng Việt” phát triển rầm rộ, trở thành một hiện tượng, bởi số đông quần chúng ngày càng có khuynh hướng thích treo chữ trong nhà mình, nhiều tranh, thiệp, quà tặng có “thư pháp chữ Việt” tiêu thụ khá mạnh vào những dịp lễ, Tết. Và xoay...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÓ HAY KHÔNG THƯ PHÁP CHỮ VIỆT CÓ HAY KHÔNG THƯ PHÁP CHỮ VIỆT Thuật ngữ “thư pháp chữ Việt” ở đây nhằm chỉ nghệ thuật viết chữ quốc ngữ (ký tự Latinh) để phân biệt với thư pháp chữ Hán ở Việt Nam trước đây. Thư pháp Hoa Nghiêm Trong những năm gần đây, một loại hình được gọi là “thư pháp chữ Việt” hoặc “thư pháp tiếng Việt” phát triển rầm rộ, trở thành một hiện tượng, bởi số đông quần chúng ngày càng có khuynh hướng thích treo chữ trong nhà mình, nhiều tranh, thiệp, quà tặng có “thư pháp chữ Việt” tiêu thụ khá mạnh vào những dịp lễ, Tết. Và xoay quanh “thư pháp chữ Việt” vẫn còn nhiều quan niệm, ý kiến khác nhau. Có người không đồng tình, có người chấp nhận ở mặt này, không tán thành ở mặt khác, chưa đi đến chỗ thống nhất. Vì vậy, trước khi tìm hiểu về “thư pháp chữ Việt”, tưởng cần đặt lại vấn đề : có hay không thư pháp chữ Việt ? Để được khách quan, xin trích lại những ý kiến chung nhất, và từ đó đưa ra kết luận. Tổng hợp nhiều ý kiến ta thấy rằng có 3 quan điểm chính : (1). Quan điểm không đồng tình hoặc chưa đồng tình với thư pháp chữ Việt : Ở quan điểm này, phần lớn là những người am hiểu về Hán văn. Và thường lấy thư pháp chữ Hán làm chuẩn mực. Trong bài viết “Bách thư gia chư tử Việt”, tác giả Phạm Hoàng Quân có đọan viết : “ (…) Đem đối chiếu với lịch sử thư pháp Trung Quốc thấy rõ, chúng ta đã rất thiếu qui củ khi truyền dạy, quá nôn nóng nên bỏ qua quá trình tinh luyện ; tự tu cả về kiến thức lẫn bút pháp, các tác phẩm không có được chiều sâu tình cảm do được tạo nên bởi những đôi tay, khối óc chưa hề rung động thực sự trước nội dung mà mình thực hiện. Về hình thức diễn đạt, các “nhà thư pháp” chữ Việt hoặc lập lờ trong tình trạng nửa vẽ nửa viết hoặc cố gắng phóng to thu nhỏ các ký tự hoặc tạo sự bí hiểm để đánh đố người xem, tất cả những cách làm ấy chỉ là thủ thuật hoặc kỹ thuật, bước đường hình thành môn nghệ thuật này hãy còn xa lắm!” [69] Bài viết “Thư pháp và tính đại chúng” của tác giả Nguyễn Xuân Tính trên báo Tiền Phong (số 32, ra ngày 8/8/2004) có viết : “ (…) Trong các cuốn từ điển phổ thông hoặc cuốn “Từ điển tiếng Việt”của nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 1977 đã định nghĩa : “Thư pháp là phép viết chữ Hán”. Như vậy là đã rõ nghĩa, đó là phương pháp, là cung cách viết chữ Hán của người Trung Quốc, chứ không phải là phép viết chữ Việt, chữ “Tây”hoặc phép viết chung cho mọi loại chữ. (…) Bản thân chữ Việt của chúng ta là một trong những loại chữ khoa học, tiên tiến, được ghép theo vần Latinh nên không những nó khoa học hơn so với một số loại chữ của các nước trong khu vực mà còn dễ viết, dễ đọc và đẹp. Vì vậy, không nên bắt chước một cách tùy tiện. Đừng tưởng rằng như thế là nghệ thuật, là sáng tạo mà vô hình trung đã làm cho nó mất cả tính đại chúng, khiến người đọc người xem không hiểu đó là chữ hay là một mớ bòng bong!”. Một ý kiến khác của tác giả Nguyễn Chu Nhạc thì cho rằng : “Đã có nhiều ý kiến xung quanh việc này, khen chê đủ cả. Riêng mình tôi cũng đã xem khá kỹ. Tôi hiểu các nhà thư pháp tiếng Việt nóng ruột, muốn làm một cái gì đấy vừa sáng tạo, vừa tôn vinh dân tộc. Dụng tâm thì tốt nhưng hay dở thì còn phải bàn. Thiển nghĩ, nên trao đổi việc này trên hai phương diện. Thứ nhất, nếu cho là thư pháp tiếng Việt nhằm tôn vinh văn hóa dân tộc, thì xin hỏi mẫu tự Latinh của chữ Việt hiện đại với lịch sử chỉ hơn một trăm năm, so với hai ngàn năm chữ Hán vào Việt Nam và hàng ngàn năm chữ Nôm do ông cha ta nghĩ ra, tạo nên một nền khoa bảng rực rỡ cùng cả kho tàng khổng lồ lịch sử văn hoá bằng văn tự Hán Nôm kia, thứ nào dân tộc hơn? Thứ nữa, về phương diện hình họa, chữ Hán là thứ chữ khởi nguồn tượng hình, đa dạng và kỳ thú vô cùng, viết mà như họa, họa cũng có thể như viết, thế nên mới có nghệ thuật thư pháp, thư họa; còn mẫu tự Latinh chỉ là các ký tự âm thanh, chính vì thế người phương Tây đâu có thư pháp (bây giờ vi tính có thể thực hiện được nhiều mẫu tự Latinh, song đâu phải là thư pháp?). Với những lẽ ấy, thư pháp tiếng Việt mà một số người chủ trương là thiếu cơ sở, nên thiếu sức sống….” Qua đó, ta thấy nổi bật hai vấn đề: Thứ nhất, các tác giả thường dựa vào thư pháp chữ Hán để bàn về thư pháp chữ Việt (như dựa vào định nghĩa, dựa vào tính tượng hình của chữ Hán) Thứ hai, do tác động từ những bức “thư pháp chữ Việt” kém “chất lượng”, mang tính thị trường đã ảnh hưởng xấu đến ý nghĩ của công chúng. (viết xấu, khó đọc, là một mớ bòng bong!) Thiết nghĩ, đây là những ý kiến phê bình, đóng góp quý báu, rất cần cho “thư pháp chữ Việt”, nếu muốn tiến xa hơn nữa. (2) Quan điểm chấp nhận và ủng hộ thư pháp chữ Việt Nhìn chung, ở quan điểm này, chiếm số đông so với những người không chấp nhận “thư pháp chữ Việt” Nhà văn Nguyễn Quang Hà trong bài viết “Mùa xuân chơi thư pháp” có ý kiến cổ vũ, ủng hộ cho thư pháp Việt : “(…) Rất may cho thư pháp chữ Việt được quần chúng đồng tình, cổ vũ, yêu thích, đó là lời động viên mạnh mẽ không gì bằng. Cũng rất cần có các nhà thư pháp chữ Việt tiêu biểu để hướng tới và từ đó có lý luận vững vàng. Trước mắt chúng ta, thư pháp chữ Việt mới hình thành các câu lạc bộ, bao giờ có Viện đây ? Điều đó đòi hỏi các nhà thư pháp Việt Nam phải nỗ lực phi thường.”. Và ông cũng đã hỏi nhà thơ, nhà thư pháp Trụ Vũ: “Chữ Trung Quốc có các nét chính : chấm, phẩy, vạch ngang, sổ dọc, hất lên, quai xước. Mỗi nét đã có chuẩn mực có hình tượng, bản thân mỗi chữ Nho ấy đã là một bức tranh. Chữ Việt thì sao? ”. Trụ Vũ đáp: “ Viết thư pháp là thể hiện cái hồn của mình. Có câu : “nhìn chữ biết người” là vậy. Chữ Việt đâu thiếu đường nét ấy. Chẳng qua họ quá quen với chữ Nho, nên nghi ngại thư pháp chữ Việt. Này nhé, xưa thời cổ trung đại của Trung Quốc, bấy giờ mới có tranh thủy mặc. Từ đó đến nay mới có thể kể đến tranh màu nước, tranh sơn dầu, tranh lập thể, tranh trừu tượng. Các loại tranh đó đều được yêu mến, trân trọng và đặt cho một cái tên rất đỗi tự hào : Hội họa hiện đại. Rõ ràng, không kể loại hình mà phải kể tới tâm hồn người nghệ sĩ. Vậy thì chữ Nho cứ ...

Tài liệu được xem nhiều: