Danh mục

Chú trọng tư duy quy hoạch giúp thúc đẩy tự chủ Đại học ở Việt Nam

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 642.11 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này làm rõ cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn cho những tư duy cần có đối với quy hoạch giáo dục đại học ở Việt Nam trong giai đoạn mới. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chú trọng tư duy quy hoạch giúp thúc đẩy tự chủ Đại học ở Việt NamKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌCĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHÚ TRỌNG TƯ DUY QUY HOẠCH GIÚP THÚC ĐẨY TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM PGS.TS. Lưu Bích Ngọc*, PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà** Tóm tắt Tự chủ đại học ở Việt Nam hiện đã bước sang giai đoạn mới. Trong giai đoạnnày, tự chủ đại học phải được đẩy mạnh cả trên diện rộng lẫn theo chiều sâu. Trongkhuôn khổ thực hiện Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu đề xuấtcơ chế chính sách quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của các trường đạihọc công lập áp dụng mô hình quản lý theo cơ chế tự chủ hoàn toàn”, bằng phươngpháp nghiên cứu tại bàn, tham khảo ý kiến các chuyên gia, cùng khảo sát thực tế,nhóm tác giả nhận thấy thúc đẩy tự chủ đại học cần phải giải quyết các bài toán vềcông tác quy hoạch, từ quy hoạch hệ thống mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học đểtạo nên sự cạnh tranh bình đẳng, tận dụng được nguồn lực khan hiếm đến quy hoạchbộ máy, đội ngũ để nâng cao chất lượng đào tạo và quy hoạch hệ thống nhóm ngànhvà các ngành đào tạo trong bối cảnh CMCN4.0 và những xu thế biến đổi mới đangdiễn ra nhằm đào tạo nhân lực phù hợp cho thị trường. Bài viết này làm rõ cơ sở khoahọc, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn cho những tư duy cần có đối với quy hoạch giáodục đại học ở Việt Nam trong giai đoạn mới. Từ khóa: Tư duy quy hoạch, giáo dục đại học, tự chủ đại học, mạng lưới các cơsở giáo dục đại học, ngành và nhóm ngành đào tạo Giới thiệu Tự chủ đại học các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) công lập đã trở thành xu thếtất yếu với nhiều quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển và nâng cao chấtlượng giáo dục đại học với xu thế toàn cầu hoá, hội nhập và cạnh tranh bình đẳng.Việt Nam đã thực hiện những bước đi đầu cho cơ chế tự chủ đại học từ hơn 10 nămtrước (2008) ở một vài cơ sở giáo dục đại học. Ngày 24/10/2014, Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáodục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 được ban hành đã trở thành cơ sở pháp lýcho thực hiện tự chủ đại học trên diện rộng. Trên cơ sở đề án xin tự chủ của các cơ* Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; Uỷ viên thường trực cácTiểu ban chuyên môn của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; Uỷ viên Thư ký Uỷ banvề Giáo dục và Phát triển nhân lực** Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.120 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGsở giáo dục đại học, đến nay Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cho phép 27 cơ sởGDĐH được thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ. Tự chủ đại học (university autonomy) có thể được định nghĩa là mức độ độc lậpcần thiết đối với các tác nhân can thiệp bên ngoài mà nhà trường cần có để có thể thựchiện được việc quản trị và tổ chức nội bộ, việc phân bổ các nguồn lực tài chính trongphạm vi nhà trường, việc tạo ra và sử dụng các nguồn tài chính ngoài ngân sách công,việc tuyển dụng nhân sự, việc xây dựng các tiêu chuẩn cho học tập và nghiên cứu,và cuối cùng, là quyền tự do trong việc tổ chức thực hiện nghiên cứu và giảng dạy(M.M.Noor, 2017). Có thể thấy tự chủ đại học bao gồm bốn nội dung chính: (1) tự chủ về tài chính (financial autonomy); (2) tự chủ về tổ chức (organisational autonomy); (3) tự chủ về nhân sự (staffing autonomy); (4) tự chủ về học thuật (academic autonomy). Trong các nội dung tự chủ này, tự chủ học thuật là cốt lõi của tự chủ đại học dựatrên các yếu tố nền tảng là tự chủ về tổ chức, tự chủ về nhân sự và tự chủ về tài chínhđược xem là tiền đề quan trọng giúp hoàn thiện toàn bộ các nội dung tự chủ khác(EUA, 2012). Hiện nay, tất cả các trường đại học trong hệ thống, về cơ bản, đều được tự chủtrong 3 nội dung đầu kể trên. Thực tế cho thấy việc thực hiện tự chủ các cơ sởGDĐH bước đầu đạt được một số kết quả đáng khích lệ, các thủ tục hành chínhđược giảm bớt, các trường đã chủ động, linh hoạt hơn trong tổ chức thực hiện cáchoạt động của nhà trường, từng bước chủ động đổi mới cơ chế để hoạt động ngàycàng hiệu quả. Mô hình thí điểm tự chủ bước đầu được đánh giá tích cực, các cơ sởGDĐH đã có những thành tựu nhất định và được xã hội chấp nhận. Tuy nhiên, tựchủ GDĐH của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập vì mang tính chấtthí điểm cũng như sự thiếu nhất quán, đồng bộ trong các chủ trương chính sách củaNhà nước (Lê Trung Thành cùng cộng sự, 2018). Những bất cập này không chỉ liênquan đến những vấn đề tầm vi mô như tăng thêm quyền tự chủ, đặc biệt trong cáclĩnh vực quản lý tài chính, bộ máy, nhân sự, tuyển sinh, trang thiết bị, cơ sở vật chấtmà nó liên quan đến những vấn đề ở tầm vĩ mô. Đó là tư duy quy hoạch (sắp xếp,phân bổ) bộ máy tổ chức của các cơ sở GDĐH, tư duy q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: