Chùa Ba Đồn ở Huế , nơi có những Cồn mồ liệt sĩ chống Pháp lớn nhất nướcDọc theo đường Tam Thai về phía Đài Liệt sĩ và Nghĩa trang Thành phố, cách phía đông đàn Nam Giao chừng 200 m, có ba bãi cỏ chỉ xanh rờn bằng phẳng giống như ba cái sân bóng. Ở giữa nổi lên một ngôi chùa nhỏ mang tên Ba Đồn và nhiều lăng mộ của bá tánh (trăm họ) chen vào giữa các bãi cỏ rộng. Hàng chục thập niên qua, không biết bao nhiêu người lui tới thăm Đài Liệt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chùa Ba Đồn, Huế Chùa Ba Đồn, HuếChùa Ba Đồn ở Huế , nơi có những Cồn mồ liệt sĩ chống Pháp lớn nhất nướcDọc theo đường Tam Thai về phía Đài Liệt sĩ và Nghĩa trang Thành phố, cáchphía đông đàn Nam Giao ch ừng 200 m, có ba bãi cỏ chỉ xanh rờn bằng phẳnggiống như ba cái sân bóng. Ở giữa nổi lên một ngôi chùa nhỏ mang tên Ba Đồn vànhiều lăng mộ của bá tánh (trăm họ) chen vào giữa các bãi cỏ rộng. Hàng chụcthập niên qua, không biết bao nhiêu người lui tới thăm Đài Liệt sĩ, thăm mồ mả, điviếng cảnh phía sau núi Bân, nhưng ít người để ý tìm hiểu gốc tích chùa Ba Đồn,tìm hiểu vì sao ba bãi cỏ chỉ xanh rờn ấy là vườn tược nhà ai mà không thấy cónhà cửa mồ mã hay bất cứ một loại cây bụi gì mọc lên trên ấy (?) Cuối năm 2002 ,hoạ sĩ Bửu Chỉ (1948-2002) qua đời và táng ở cuối một bãi cỏ lớn ngay sau lưngchùa Ba Đồn, chuyện xưa nay ít người để ý bổng cợm lên, nhiều nhà văn, nhà báo,độc giả ở các nơi hỏi tôi về sự tích chùa Ba Đồn và hiện tượng lạ của những bãi cỏxanh trước và sau chùa. Đây là một vấn đề có liên quan đến lịch sử rất hệ trọng,nhân nhớ lại 120 năm Ngày Thất thủ Kinh đô ((1885-2005) tôi viết bài nầy.1. Lịch sử chùa Ba ĐồnNăm 1803, để xây dựng Kinh thành Phú Xuân, vua Gia Long (1802-1819) chogiải tỏa 8 ngôi làng ở bờ bắc sông Hương. Nhà cửa và mồ mả phải dời đi nơi khác.Những mồ mả không có người chịu trách nhiệm thì nhà nước cho dời lên tại vùngrừng mà ngày nay gọi là Xóm Hành thôn Tứ Tây thuộc xã Thủy An, thành phốHuế. Cồn mồ (ossuaires) 8 làng ra đời. Năm Quí hợi (1803), tại Cồn mồ 8 làng,vua Gia Long cho dựng bia đá (cao 1,51m, rộng 1,110m) với nội dung Ân TứHiệp Táng Vô Tự Chi Mộ (Vua cho hợp táng những người không người thờ tự).Dòng lạc khoản bên phải đề :Vị dĩ bách cận thành trì thiên táng tại thử (Vì lẽbức cận thành trì nên dời chôn tại đây). Lạc khoản bên trái ghi: (Tuế thứ Quý hợiniên tam nguyệt sơ thất nhật phụng khắc (Kính vâng mệnh khắc ngày 7 tháng 3năm Quý hợi, tức là ngày 27.4.1803).Tiếp sau, khi xây dựng đàn Nam Giao và lăng Gia Long, các mồ vô chủ lại đượcdời đến tiếp tạo thành hai cồn mồ lớn nữa nằm về phía nam của cồn mồ của 8làng. Cồn mồ 8 làng (sau thường gọi là Đồn 1) có diện tích 50m x 150 m. Ở mỗicồn mồ đều có dựng bia và có nội dung từa tựa như bia Cồn mồ 8 làng. TheoL.Sogny riêng bia Cồn mồ thứ hai có lạc khoản bên trái cho biết có 3.700 người(con số hàng chục và hàng đơn vị bị đục bỏ từ năm 1914) an nghỉ ở đây, lạc khoảnbên trái bia Cồn mồ thứ ba cho biết có 2250 (con số chỉ đơn vị bị đục bỏ). (Hai biasố 2 và số 3 đã mất từ lâu).Đến năm 1835, vua Minh Mạng cho lập một bàn thờ ở giữa trời (đàn) tại cồn mồ 8làng đề hằng năm nhà nước tổ chức cúng tế những cô hồn của 8 làng. Về sau chodựng thêm hai đàn nữa để cúng tế những cô hồn của cồn mồ thứ hai và thứ ba.Dân chúng gọi ba cồn mồ có ba đàn hằng năm tế lễ đó là Cồn mồ Ba Đàn (BaĐồn). Sau ngày thất thủ Kinh đô (23 tháng 5 Ất dậu, 1885) thực dân Pháp đánhchiếm Huế, dân chúng và binh lính trong Thành đạp nhau chạy theo vua ra các cửaNhà Đồ, cửa Hữu làm chết hàng ngàn người. Lúc đầu người chết được dập hai bênlề đường và ngay trong các vườn nhà chung quanh. Về sau người Pháp giăng giâythép hoạ địa đồ nước Nam bắt dân chúng phải cất bốc hết các mồ mả chôn trongvà ngoài Kinh thành. Những mồ vô chủ lại được đưa lên Ba Đồn hợp táng hìnhthành thêm một số Cồn mồ nữa. Theo L.Sogny (BAVH.1915) số cồn mồ mới đólà:Cồn mồ thứ tư, nơi an nghỉ của quân lính hy sinh trong Kinh thành Huế ngày 23.5Ất dậu (5.7.1885), số lượng không rõ.Cồn mồ thứ năm, nơi an nghỉ của sĩ quan hy sinh trong Kinh thành Huế ngày 23.5Ất dậu (5.7.1885), số lượng không rõ.Cồn mồ thứ sáu, nơi an nghỉ của thường dân chết trong Kinh thành Huế ngày 23.5Ất dậu (5.7.1885), số lượng không rõ (và 4 Cồn mồ dành cho các đợt di dời khác).Các Cồn mồ mới cũng đều có bia đá, nhưng nay không còn tấm nào.Các đàn do nhà nước lập nên chỉ tế lễ mỗi năm một lần. Từ thời Gia Long, một cáimiếu nhỏ được dựng lên để hương khói quanh năm. Cuối thế kỷ XIX, cái miếu đổnát, bà Nguyễn Thị Lựu -bà ngoại của vua Thành Thái, bỏ tiền trùng tu. Để biết rõhơn về lòng người đối với Ba Đồn, theo L. Sogny, trên một bia đá dựng ở Tứ TâyAn Cựu có đoạn viết:Ông Trần Hữu Tạo nguyên giữ chức Tư vụ bộ Hình quê ở làng Tuy Phước tỉnhQuảng Bình, và vợ là Lê Thị Điếu quê ở làng Thanh Phước, Tổng Vĩnh Trị, huyệnHương Trà, phủ Thừa Thiên, xây dựng ngôi chùa nhỏ nầy để thờ cúng các vonglinh đang an nghị ở Ba Đồn. [....] Ở Cồn Mồ Ba Đồn có nhiều nghĩa địa, có nhiềumộ không biết nguồn gốc. Trong số ng ười qua cố có những người hy sinh chodanh dự, có người chết vì trung nghĩa. Người ta không biết lai lịch, ngày mất. Làmsao phân biệt người trẻ, kẻ già, người có uy quyền kẻ hèn mọn. Khi mà chúng tôinhìn thấy vong linh của cô hồn l ượn trên các nghĩa địa ấy như những con đomđóm, chúng tôi thấy vô cùng đau xót, khi nghĩ đến các linh ...