Danh mục

Chữa bệnh bằng gạo nếp

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 165.47 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo y học cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tiêu chảy do tỳ vị hư nhược, viêm loét dạ dày, tá tràng... Tuy nhiên, nó lại có tính ấm nên những người mang thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng... không nên dùng. Ngoài ra, chất amilopectin - thành phần tạo độ dẻo của cơm nếp - lại rất khó tiêu, vì vậy không nên dùng nhiều đồ nếp cho các đối tượng: trẻ nhỏ, người già, người...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chữa bệnh bằng gạo nếp Chữa bệnh bằng gạo nếp Theo y học cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa suy nhượccơ thể, tiêu chảy do tỳ vị hư nhược, viêm loét dạ dày, tá tràng... Tuy nhiên,nó lại có tính ấm nên những người mang thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt,người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng...không nên dùng. Ngoài ra, chất amilopectin - thành phần tạo độ dẻo của cơm nếp - lạirất khó tiêu, vì vậy không nên dùng nhiều đồ nếp cho các đối tượng: trẻ nhỏ,người già, người mới ốm dậy, người tỳ vị quá hư nhược. Nếu muốn ăn, tốtnhất là nấu thành cháo Dân gian hay dùng cơm nếp nóng để chườm chữa tắc tia sữa cho sảnphụ; lấy cơm nếp nguội giã nhuyễn, trộn với bột thuốc để bó gãy xương vàbong gân. Gạo nếp còn được dùng để chữa rối loạn bài tiết mồ hôi, tiểuđường, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, chứng buồn nôn ở phụnữ có thai... Sau đây là một số bài thuốc cụ thể: - Gạo nếp 250 g, rượu vang 500 ml, trứng gà 2 quả. Tất cả cho vào bátto, đem hấp cách thủy cho chín, chia ăn vài lần. Dùng để bồi bổ cho ngườisuy nhược cơ thể sau khi bị bệnh nặng. Hoặc: Gạo nếp 500 g đồ chín; biển đậu, hạt sen và ý dĩ mỗi thứ 50 gngâm nước nóng trong 4 giờ; long nhãn 50 g, đường thanh mai 25 g, táo đỏ20 quả. Tất cả cho vào bát to, chế thêm một chút mỡ lợn rồi hấp chín, khi ănđổ úp ra đĩa, có thể tưới thêm ít nước đường trắng, ăn nóng. Thuốc có côngdụng kiện tỳ, dưỡng vị, ích âm, bổ thận. Theo kinh nghiệm của cổ nhân,người già ốm yếu, ăn ít, bị bệnh tiểu đường, đại tiện lỏng hoặc phù thũngnên trọng dụng món ăn này. - Gạo nếp non hoặc hoa lúa nếp 100 g, tang bạch b ì (vỏ trắng cây dâu)100 g, sắc kỹ, chia uống 2 lần trong ngày. Thuốc có công dụng dưỡng âm,thanh nhiệt, có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng tiêu khát (tiểu đường) với biểuhiện hay khát, uống nhiều, tiểu nhiều. - Gạo nếp 500 g ngâm nước một đêm, để ráo rồi sao thơm; hoài sơn50 g sao vàng. Hai thứ tán thành bột mịn, mỗi sáng dùng 20-30 g quấy đềuvới nước sôi, thêm chút đường đỏ và hạt tiêu để làm món điểm tâm. Dùngcho những người bị bệnh đường ruột, đại tiện lỏng nát kéo dài, chán ăn, mệtmỏi do tỳ vị hư nhược. Cũng có thể dùng gạo nếp lượng vừa đủ cho vào một cái dạ dày lợncùng gia vị các loại, buộc kín miệng, đem hấp cách thủy cho thật chín rồichia ăn vài lần. - Gạo nếp 100 g, vỏ tiểu mạch 100 g, sao vàng, tán bột, mỗi ngàyuống 3 lần, mỗi lần 10 g. Dùng cho các trường hợp hay đổ mồ hôi vô cớ, cơthể mệt mỏi kéo dài (y học cổ truyền gọi là chứng tự hãn do khí hư). - Gạo nếp 30 g tán thành bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, chế thêm30 g mật ong, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho người mắc chứng vị âmhư với biểu hiện: miệng khát muốn uống nhiều nước, ăn kém, hay nôn vàbuồn nôn. Phương thuốc này còn có tác dụng lợi mật, giảm đau, dùng chocác trường hợp có cơn đau quặn gan do giun chui lên đường mật. - Gạo nếp 200 g, bột đại hồi 50 g, hai thứ trộn đều, sao thật nóng, bọctrong túi vải đem chườm vào vị trí tổn thương ở bệnh nhân mắc chứng đaulưng, đau khớp. - Cơm nếp đốt thành than, trộn đều với bột hoàng liên và dầu vừng,bôi chữa chứng chốc đầu ở trẻ em.

Tài liệu được xem nhiều: