Chữa đau nhức xương khi trời nóng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chữa đau nhức xương khi trời nóng Chữa đau nhức xương khi trời nóng Thay đổi thời tiết đột ngột là một trong số những yếu tố nguy cơ gây đau ởbệnh thoái hóa khớp và một số bệnh khớp khác. Bên cạnh đó là những bệnh có thể xuất hiện cùng với thay đổi thời tiết nhưviêm nhiễm (thường là viêm họng, cảm cúm, rối loạn thể dịch...) cũng gây ra triệuchứng đau nhức cơ khớp toàn thân, điều này càng làm cho bệnh khớp sẵn có trởnên nặng nề và khó chịu. Bệnh xương khớp là nhóm bệnh gần như gắn liền với hệ thống miễn dịchcủa cơ thể, bệnh nhân khớp thường cực kỳ nhạy cảm với thay đổi khí hậu, thờitiết, các bác sĩ thường nói đùa mỗi bệnh nhân khớp là một “phong vũ biểu” cựcnhạy! Thông thường khí hậu ở nước ta dù nóng hay lạnh đều có độ ẩm khá cao sovới các nước vùng ôn đới, áp suất không khí cao là những yếu tố làm khởi phátquá trình đau hay viêm khớp. Có thể tạm dùng các thuốc giảm đau thông thườngnhư paracetamol kết hợp bổ sung nước uống và chất khoáng (muối, calci, kali,magiê) đầy đủ, nghỉ ngơi tránh nóng quá mức và điều trị các bệnh do thời tiết (nếucó) thì các triệu chứng đau có thể giải quyết được dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể sử dụng các thuốc bôi ngoài da (không chà xát hay xoa bópmạnh) hoặc cao dán giảm đau. Có thể sử dụng các thuốc kháng viêm khôngsteroidnhư: ibuprofen, diclofenac, celecoxib, meloxicam... nếu không bị các bệnhdạ dày, tăng huyết áp, tim mạch (chú ý uống thuốc sau bữa ăn, không dùng kéodài, nếu cần phải được sự hướng dẫn của bác sĩ). Lưu ý không nên sử dụng lại những đơn thuốc cũ hay đơn thuốc của mộtngười khác có triệu chứng bệnh tương tự, vì mỗi người có thể trạng và bệnh lýkhác nhau, có thể bị những biến chứng nặng của bệnh hay phản ứng phụ nguyhiểm của thuốc hoặc kéo dài thời gian nếu trường hợp bệnh nặng cần nhập viện,điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, tuyệt đối không nên sử dụng lại nhiều lần một đơn thuốc hoặc tự trịliệu theo kinh nghiệm nếu không phải là người làm chuyên môn trong ngành y tế.Trong trường hợp phát hiện thấy khớp sưng nóng hoặc triệu chứng đau lan tỏa,kèm đau nhiều ban đêm và dai dẳng, nên đến khám tại cơ sở y tế.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chữa đau nhức xương bệnh học và điều trị y học cơ sở bài giảng y học phổ thông kiến thức y khoaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 182 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 60 1 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0 -
Chapter 029. Disorders of the Eye (Part 8)
5 trang 42 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 36 0 0 -
Tiểu đường liên quan liệt dương thế nào ?
4 trang 34 0 0 -
Một số hình ảnh siêu âm của bệnh lý túi mật (Kỳ 1)
5 trang 34 0 0 -
21 trang 34 0 0
-
Chapter 075. Evaluation and Management of Obesity (Part 5)
5 trang 34 0 0 -
Nghỉ hè – làm sao cân bằng học và chơi
3 trang 33 0 0 -
Những trái cây hữu ích và có hại với bà bầu
10 trang 33 0 0 -
Giải phẫu xương đầu mặt (Kỳ 5)
5 trang 33 0 0 -
Phân biệt bệnh viêm não với viêm màng não
7 trang 33 0 0 -
5 trang 32 0 0
-
Gút và tăng uric trong máu (Kỳ 1)
5 trang 31 0 0 -
Sự hài lòng của học viên đối với chất lượng đào tạo liên tục tại Bệnh viện Bạch Mai, năm 2020 - 2021
5 trang 30 0 0 -
ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH HỌC (Kỳ 5)
6 trang 29 0 0 -
Giải phẫu đại cương nhập môn giải phẫu học (Kỳ 2)
6 trang 29 0 0 -
4 quan niệm sai lầm về dinh dưỡng
2 trang 28 0 0