Tuy sinh trưởng ở Hà-nội, nhà cách hồ Hoàn Kiếm không xa, nhưng tôi chỉ mới biết đến tên chùa Quan Thượng từ khi bắt đầu sưu tầm tài liệu về Hà-nội xưa, nghĩa là cách đây không bao lâu, bởi lẽ giản dị là chùa đã bị phá hủy từ trước khi bố mẹ tôi ra đời!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chùa Quan Thượng Chùa Quan ThượngTuy sinh trưởng ở Hà-nội, nhà cách hồ Hoàn Kiếm không xa, nhưng tôi chỉ mớibiết đến tên chùa Quan Thượng từ khi bắt đầu sưu tầm tài liệu về Hà-nội xưa,nghĩa là cách đây không bao lâu, bởi lẽ giản dị là chùa đã bị phá hủy từ trước khibố mẹ tôi ra đời!I. Chùa Quan Thượng theo sách sử Việt Nam.Những chi tiết về chùa mà tôi thu nhặt được từ sách sử của ta không có bao nhiêu,gom góp chỉ độ một trang đánh máy là nhiều:1. Tên chùa.Chùa mang rất nhiều tên: ngoài tên tục là chùa Quan Thượng (do tổng-đốc Hà-nội,Nguyễn Đăng Giai, hàm Thượng-thư, đứng ra quyên tiền xây chùa nên gọi là chùaQuan Thượng) còn tên chữ là Liên trì, Vũ Ngọc Phan gọi là chùa Cửu Tỉnh (2),Chu Thiên bảo là Sùng Hưng Tự (3), lại còn có tên là chùa Báo Ân (không nênnhầm với tháp Báo Thiên của chùa Sùng Khánh, cũng ở ven hồ Hoàn-kiếm nhưngphía tây và được xây cất từ thời nhà Lý, sau này bị tổng-đốc Hà-nội, Nguyễn HữuĐộ đem hiến cho giám mục Puginier phá đi lấy chỗ xây nh à thờ lớn Hà-nội (4).Đấy là chưa kể tên do người Pháp đặt: Pagode des Supplices (chùa Thụ hình).2. Thời điểm xây chùa.Kiều Thu Hoạch (5) cho biết chùa bắt đầu kiến tạo từ 1842, bốn năm thì xong.Chu Thiên nói khởi công năm 1843, trong khi Masson và Claude Bourrin lại viếtxây từ 1841, đến 1847 thì hoàn tất (6).Chu Thiên nói thời Pháp sang chiếm đóng chùa, không ai được vào xem, chùacũng hóa ra trại lính. Đúng ra, khoảng 1884, tất cả những ngôi ch ùa xung quanhhồ đều bị quân đội hoặc các cơ quan hành chính của quân đội Pháp chiếm cứ, chùaQuan Thượng bị Service de la Sous-Intendance du corps expéditionnaire (PhóQuân nhu cục) của Pháp sung công. Năm 1889, chùa bị Pháp phá hủy (7).3. Địa điểm.Vẫn theo Chu Thiên, địa điểm của chùa hiện nay (8) ở khu vực phố Đinh Lê, bộNội vụ, nhà Khách của Nhà nước, sở Bưu điện và Trụ sở Ắy ban quốc tế. ThápHòa phong, hiện vẫn còn, thuộc cổng ngoài của chùa, thì ở gần chợ hàng hoa vàngã tư Tràng Tiền.Đại Nam Nhất Thống Chí (9) chép chùa tọa lạc ở thôn Cựu-lâu, huyeän Thọ-xương, trên nền cũ lầu Ngũ-Long (10). Chu Thiên viết rõ hơn về gốc tích củachùa: ... Ngũ Long Lâu, lầu son gác tía nguy nga, làm chồng lên mấy tầng, ở ngoài có trường súng, có xưởng thuyền ; đến cuối Lê, Tây-sơn ra phù Lê diệt Trịnh, rồi Trịnh bị Lê trả thù, hai bên đánh nhau đốt điđốt lại mấy lần, sạch trơncả, dân cư kéo đến ở thành làng. Vì thế bản Triều (Nguyễn) mới đặt tên là làngCựu lâu. Ở chỗ nền chùa bây giờ, khi ấy còn trơ lại ba khẩu súng thần công lớn,bằng gang, nòng ba tấc, dài năm thước, được phong là Điện Xiết tướng quân, LôiChấn tướng quân và Phi Đằng tướngquân. Đời Gia Long, các quan Bắc thành cho lính di chuyển đem vào thành, khôngtài nào lay nhổ lên được. Quan Đề đốc hộ thành phải cho sửa lễ cầu khẩn thần, lễxong thì chuyển súng đi được ngay. Dân xóm chung quanh thấy linh ứng liền lậpmiếu đền thờ. Đến đời Minh Mạng, người ta làm ngôi đền ngói và xin phong sắcđể phụng sự. Sang đầu đời Thiệu Trị, Quan Thượng Giaixét lại, không cho, bắt hủy đi và thân đứng ra làm ở trên chỗ nền ấy ngôi chùanguy nga, đồ sộ, kiến trúc tinh xảo (...) công phu, tổn phí mất nhiều tiền của thậpphương. Chính Quan Thượng đặt tên cho chùa là Sùng Hưng Tự, tức là chuộng sựhưng thịnh (11). 4. Chùa Quan Thượng. Chùa rộng 150 gian, tám mặt đào cừ thả sen, được kể là một trong những công trình kiến trúcnổi tiếng ở ven hồ Hoàn Kiếm, song đẹp ở chỗ nào thì không thấy ai nói rõ. Ngaycả Trương Vĩnh Ký đã từng đi vãn cảnh chùa năm 1876 và tả chùa tương đối tỉ mỉso với sách sử của ta, nhưng người đọc vẫn không sao hình dung ra được cáikiểng rất xinh ấy, xinh ở chỗ nào?Vô cửa hai bên có tháp cao. Trong có h ồ đi quanh co vòng theo chùa, lại ăn lọtdưới chùa nữa, hai bên mép xây đá cả. Cầu bắc tứ phía qua chùa cũng xây đá gạchhết. Xung quanh bốn phía có hành lang chạy dài giáp nhau.Trong chùa đằng trước để tượng Phật đứng bàn cả đám, hình lớn to, quang thếpcả. Hai bên sau có động và tháp điện, đều bọng hình nổi ra hết. Đằng sau đền, cótạc hình cốt ông Nguyễn Đăng Giai.Phải chi nhà nước lo tu bổ, giữ gìn thì ra một kiểng rất xinh, rất đẹp. Mà nay thầychùa, thầy sãi ở đó, dỡ ngói, cậy gạch bán lấy đi mà ăn nên hư tệ uổng quá (12).5. Quan Thượng.Không ai biết chùa đẹp ở chỗ nào song hễ nói đến chùa thì tất cả đều không quênnhắc đến bốn câu tứ tuyệt ngụ ý châm biếm Quan Thượng:Phúc đức gì mày bố đĩ Giai?Làm cho tổn Bắc lại hao Đoài!Kìa gương Vũ đế còn soi đó,Ngã tử Đài thành, Phật cứu ai? (13)Đọc thơ ta có cảm tưởng Nguyễn Đăng Giai là một ông quan đáng chê cười: đãmê tín lại keo kiệt, muốn xây chùa để làm công quả nhưng bắt dân đen đóng góp.Tuy nhiên nếu ta giở Đại ...