Lần đầu trẻ đi học, các cha mẹ chuẩn bị rất nhiều thứ cho con mình.Nhưng có một thứ rất quan trọng lại hay bị bỏ quên hoặc xem nhẹ: Đó chính là chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi đến trường. Theo một nghiên cứu ở Pháp năm 2000, có 2/3 trẻ ở tuổi Mẫu Giáo có thể thích nghi được với môi trường học đường khi bắt đầu đi học, 1/3 còn lại có vấn đề khó khăn, 90% trong số đó có những rối loạn về tâm lý.Vùng chạy ra khỏi lớp hoặc khóc thét ôm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuẩn bị tâm lý cho trẻ lần đầu đến trường Chuẩn bị tâm lý cho trẻ lần đầu đến trườngLần đầu trẻ đi học, các cha mẹ chuẩn bị rất nhiều thứ cho conmình.Nhưng có một thứ rất quan trọng lại hay bị bỏ quên hoặcxem nhẹ: Đó chính là chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi đếntrường.Theo một nghiên cứu ở Pháp năm 2000, có 2/3 trẻ ở tuổi MẫuGiáo có thể thích nghi được với môi trường học đường khi bắtđầu đi học, 1/3 còn lại có vấn đề khó khăn, 90% trong số đó cónhững rối loạn về tâm lý.Vùng chạy ra khỏi lớp hoặc khóc thét ôm chặt người thân khôngchịu buông ra, các bé 3 tuổi lần đầu đến trường đã khiến nhiềucha me bối rối không biết cách xử trí, nhiều người thậm chíkhóc theo con.Sự thay đổi giữa môi trường gia đình và trường học có tác độngkhông nhỏ tới tâm lý trẻ.Có thể nhận thấy một cách rõ ràng là về mặt cảm xúc, các bé ởtuổi mẫu giáo còn phụ thuộc nhiều vào người lớn. Khi đếntrường mẫu giáo, đối diện với khung cảnh xa lạ, nề nếp sinhhoạt mới, người chăm sóc mới cùng với việc xa cha mẹ thườngđể lại cho bé những dấu ấn không dễ chịu chút nào.Những nguy cơ, hiện tượng nào hay xảy ra cho trẻ trong giaiđoạn này:- Rối loạn ăn uống: nôn ói, biếng ăn, bỏ ăn, từ chối một số mónquen thuộc- Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, sợ ngủ, ngủ hay giật mình, khócđêm, mộng du- Rối loạn hành vi: lăng xăng, thu mình, không thích chơi- Rối loạn ngôn ngữ: thoái lùi ngôn ngữ (ngưng nói), chậm nói,nói cà lăm, …Cha mẹ nên làm cầu nối để giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tâmlý và nhanh chóng thích nghi với môi trường mớiPhải xa cha mẹ là điều khiến bé lo lắng nhất. Vậy, bạn hãy cùngcon làm quen với trường học, bạn bè, tạo cho bé sự thích thú vềmôi trường mới như cùng con đến tham quan trường, kể cho connghe những điều hấp dẫn như: con sẽ có bạn để chơi trò bác sĩ,có cô giáo dạy con múa hát…Một mẹo nhỏ nữa là bạn cùng con đếm ngược thời gian để tạohứng thú cho ngày đầu đến trường.Trong 1, 2 tuần lễ đầu, hãy cùng vào lớp với con khoảng 30phút. Nếu con bạn quá nhút nhát, nên gửi bé nửa buổi trong thờigian đầu để bé quen dần với việc không có người thân bên cạnh.Tất cả những việc tưởng như nhỏ ấy sẽ làm cho bé ý thức vềviệc đi học và chuẩn bị về mặt tâm lí hơn.Một điều nữa, cha mẹ nên tập cho con ý thức tự lập từ khi cònnhỏ. Con chúng ta nếu không có thói quen tự phục vụ thường bịstress khi không có cha mẹ ở bên. Để tránh điều đó, bạn cần dạycon thói quen tự lập, như tự mặc quần áo, tự đi vệ sinh, tập chocon ăn thức ăn đa dạng, sử dụng thìa, đũa.Để trẻ không bị sốc về mặt tâm lý khi đến lớp lần đầu tiên, chamẹ nên chuyện trò nhiều và làm sao thu hút sự háo hức của trẻkhi được đến trường. Tâm lý ổn định là yếu tố rất quan trọnggiúp trẻ tự tin hơn khi chơi, khi làm quen với môi trường cộngđồng.Ngoài bố mẹ, cần có sự quan tâm của thầy cô và nhà trường.Khi trẻ thay đổi môi trường học tập, đặc biệt là giai đoạn bắt đầuđến trường, cũng là lần đầu tiên trẻ tiếp xúc với môi trường mới.Lúc này trẻ phải xa cha mẹ, gặp thầy cô mới, bạn bè xa lạ, cộngvới điều kiện học tập tạo cho trẻ nhiều áp lực.Theo các chuyên gia tâm lý, thái độ và cách ứng xử của cô giáomầm non đối với trẻ là cực kỳ quan trọng. Theo các chuyên giakhẳng định chính sự quan tâm vỗ về bằng tình thương của cô sẽgiúp trẻ mau chóng cảm thấy mình thoải mái như ở với ngườithân và không còn sợ đến lớp.Trong giai đoạn này các bậc phụ huynh, thầy cô giáo cần đặcbiệt quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Điều chỉnh kịp thời những“rào cản” tâm lý, giúp trẻ có môi trường học tập tốt để phát triểnmột cách toàn diện.