Danh mục

Chuẩn hóa một số nguyên liệu của bài thuốc chữa hội chứng lỵ (Phèn đen, Mơ lông, Seo gà, Cỏ tranh, Gừng)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 468.35 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu Phèn đen (Phyllanthus reticulates Poir.), Seo gà (Pteris serrulata L.f.), Mơ lông (Paederia foetida L.) thu hái tại Thái Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuẩn hóa một số nguyên liệu của bài thuốc chữa hội chứng lỵ (Phèn đen, Mơ lông, Seo gà, Cỏ tranh, Gừng)Phạm Thùy Linh và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ187(11): 179 - 185CHUẨN HÓA MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU CỦA BÀI THUỐC CHỮAHỘI CHỨNG LỴ (PHÈN ĐEN, MƠ LÔNG, SEO GÀ, CỎ TRANH, GỪNG)Phạm Thùy Linh*, Đinh Phương Liên, Nông Thị Anh ThưTrường Đại học Y Dược - ĐH Thái NguyênTÓM TẮTMục tiêu: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu Phèn đen (Phyllanthus reticulates Poir.), Seogà (Pteris serrulata L.f.), Mơ lông (Paederia foetida L.) thu hái tại Thái Nguyên. Phương phápnghiên cứu: Mô tả dược liệu; quan sát tiêu bản vi phẫu; quan sát tiêu bản bột; định tính bằng cácphản ứng hóa học [1], [2]; xác định chất chiết được và mất khối lượng do làm khô theo phươngpháp ghi trong Dược điển Việt Nam IV [2]. Kết quả: Phèn đen có chứa flavonoid, tanin; độ ẩmkhông được vượt quá 14,5% và chất chiết được không ít hơn 4,3%. Seo gà có chứa flavonoid,coumarin, acid hữu cơ, đường khử, sterol; độ ẩm không được vượt quá 14,4% và chất chiết đượckhông được ít hơn 1,4%. Mơ lông có chứa alcaloid, caroten, tinh dầu; độ ẩm không được vượt quá13,8% và chất chiết được không ít hơn 12,9%. Kết luận: Đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dượcliệu Phèn đen, Seo gà và Mơ lông.Từ khóa: Phèn đen, Seo gà, Mơ lông, hội chứng lỵ, Thái NguyênĐẶT VẤN ĐỀ*Bệnh lỵ trực khuẩn là bệnh truyền nhiễm lâyqua đường tiêu hóa do trực khuẩn lỵ(Shigella) gây nên. Trực khuẩn lỵ gây tổnthương đại tràng. Lâm sàng biểu hiện bằnghội chứng lỵ và hội chứng nhiễm trùng –nhiễm độc (nổi bật là nhiễm độc thần kinh vàtim mạch). Hội chứng lỵ gây ra nhiều tổnthương về mặt tinh thần cho người bệnh.Bệnh dễ phát thành dịch, diễn biến thườnglành tính, ít có nguy cơ tử vong. Hàng năm cókhoảng 140 triệu người mắc, 600.000 ngườitử vong. Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc bệnhcao [6]. Các thuốc tây y để điều trị gồm nhiềunhóm thuốc khác nhau như kháng sinh, trợtim, hạ sốt, an thần, giảm đau… mà nếu dùnglâu sẽ gây ra nhiều tác dụng.Trong khi đó, nước ta có nguồn dược liệuphong phú, nhân dân ta có nhiều kinh nghiệmsử dụng các vị thuốc chữa hội chứng lỵ với íttác dụng phụ hơn. Do đó việc nghiên cứu vịthuốc điều trị hội chứng lỵ có nguồn gốc dượcliệu là cần thiết. Trong Nam dược thần hiệucó ghi chép về bài thuốc điều trị hội chứng lỵcấp tính với các cây thuốc Nam (rễ Phèn đen20 g , dây Mơ lông 20 g, toàn cây Seo gà 20g, rễ Cỏ tranh 20 g, Gừng sống 3 lát) [4] hợp*Tel: 0977 404151, Email: phamlinh1702@gmail.comvới thổ nhưỡng của tỉnh Thái Nguyên. Nhưngđể từng bước tạo ra một sản phẩm hỗ trợ điềutrị từ bài thuốc thì đòi hỏi phải xây dựng cáctiêu chuẩn chất lượng của dược liệu để đánhgiá và quản lý chất lượng. Bài thuốc có 2 vịdược liệu (thân rễ Gừng, thân rễ Cỏ tranh) đãcó chuyên luận kiểm nghiệm trong Dược điểnViệt Nam IV [2]. Thân rễ Cỏ tranh đã đượcxây dựng các chỉ tiêu: Mô tả, vi phẫu, bột,định tính, độ ẩm, tro toàn phần, tro không tantrong acid hydrochloric, chất chiết được trongdược liệu [2]. Thân rễ Gừng đã có các chỉ tiêukiểm nghiệm sau: Mô tả, vi phẫu, bột, địnhtính, độ ẩm, tro toàn phần, tro không tan trongacid hydrochloric, tạp chất, chất chiết đượctrong dược liệu, định lượng [2]. Rễ Phèn đenvà dây Mơ lông chưa có chuyên luận kiểmnghiệm trong Dược điển Việt Nam IV [2].Toàn cây Seo gà chưa có chuyên luận trongDược điển Việt Nam IV [2] nhưng đã đượcnghiên cứu về mặt vi học và hóa học, do đóđã có các chỉ tiêu kiểm nghiệm về vi phẫu,bột, định tính [3]. Phèn đen là cây nhỡ có thểcao 2-4 m, sống lâu năm, cả rễ và vỏ thân đềucó tác dụng chữa lỵ [4]. Để bảo tồn dược liệu,đề tài xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của vỏ thânPhèn đen thay cho rễ cây. Nhóm nghiên cứutiến hành đề tài “Chuẩn hóa một số nguyênliệu của bài thuốc chữa hội chứng lỵ (Phènđen, Mơ lông, Seo gà, Cỏ tranh, Gừng)”179Phạm Thùy Linh và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆnhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng củadược liệu tiến tới phát triển một sản phẩm từbài thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh. Đề tài đượcthực hiện với mục tiêu: Xây dựng tiêu chuẩncơ sở của dược liệu Phèn đen (Phyllanthusreticulates Poir.), Seo gà (Pteris serrulataL.f.), Mơ lông (Paederia foetida L.) thu háitại Thái Nguyên.ĐỐI TƯỢNGNGHIÊN CỨUVÀPHƯƠNGPHÁPĐối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu là vỏ thân cây Phènđen (Phyllanthus reticulates Poir.), toàn câySeo gà (Pteris serrulata L.f.), dây Mơ lông(Paederia foetida L.) thu hái tại tỉnh TháiNguyên vào tháng 3 năm 2018.Phương pháp nghiên cứu187(11): 179 - 185Phương pháp xử ĺ số liệuKết quả thực nghiệm lưu trữ và tính toán bằngphần mềm MICROSOFT EXCEL. Xử lý sốliệu thực nghiệm bằng phương pháp thống kêvới khoảng tin cậy 95% (α = 0,05).KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUXây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệuPhèn đen thu hái tại Thái Nguyên- Mô tả: Dược liệu là những mảnh vỏ hìnhvành khăn, dài 5-8 cm, rộng 0,5-1,5 cm, dày1-2 mm. Mặt ngoài màu nâu xám, xù xì; mặttrong màu nâu đến đen, tương đối nhẵn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: