Vài nét về giáo dục và khoa bảng ở Thái Nguyên thời phong kiến
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về giáo dục và khoa bảng ở Thái Nguyên thời phong kiếnĐỗ Hằng NgaTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ188(12/3): 47 - 52VÀI NÉT VỀ GIÁO DỤC VÀ KHOA BẢNG Ở THÁI NGUYÊNTHỜI PHONG KIẾNĐỗ Hằng Nga*Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái NguyênTÓM TẮTNgày nay, Thái Nguyên được biết đến là một trung tâm lớn về đào tạo nguồn nhân lực cho khuvực trung du và miền núi phía Bắc. Địa bàn Thái Nguyên có các trường đại học, cao đẳng và trunghọc chuyên nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau. Thành tựu giáo dục của Thái Nguyên có nềntảng từ trong lịch sử. Tính từ khi thành lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nền giáo dục và khoa bảngthời phong kiến ở Việt Nam kéo dài gần 10 thế kỷ. Suốt tiến trình lịch sử đó, giáo dục TháiNguyên đã có những đóng góp đáng kể cho nền giáo dục dân tộc. Nơi đây là vùng đất còn nhiềukhó khăn nhưng người dân có truyền thống hiếu học, nhiều người đỗ cao trong các khoa thiHương, thi Hội, giữ chức vụ quan trọng trong triều đình, cống hiến cho đất nước.Từ khóa: Giáo dục, kì thi, Nho học, Thái Nguyên, phong kiếnMỞ ĐẦU1Trong lịch sử, Thái Nguyên là vùng đấtkhông xa Kinh đô Thăng Long, tiếp giáp vớiđất học Kinh Bắc. Điều kiện kinh tế - xã hộicủa Thái Nguyên còn nhiều khó khăn nhưngngười dân sớm có truyền thống hiếu học, họchành đỗ đạt, cống hiến cho đất nước. Thờiphong kiến, giáo dục Thái Nguyên đã cónhững đóng góp đáng kể cho nền giáo dụcdân tộc.Đối với địa phương được coi là phên dậu phíaBắc kinh thành Thăng Long xưa, các triều đạiquân chủ đã có những chính sách khuyếnkhích tích cực để phát triển văn hóa - xã hộinói chung, giáo dục nói riêng. Thời nhàNguyễn, năm Tự Đức thứ 34 (1881), khi địnhlệ thi cử trong nước, chia sĩ tử các địa phươngra làm nhiều “thành” (10 người là một thành),mỗi thành chọn lấy 4 người thì Nhà nước vẫncho phép Thái Nguyên 10 người được lấy 5hoặc 6 vì “số sĩ tử ít ỏi” [5, tr.49-50].Cùng với Nhà nước, các làng xã - đặc biệt làcác làng xã vùng trung du ở Thái Nguyêncũng có truyền thống trọng kẻ sĩ - trọng ngườicó học. Về danh, các nho sĩ được trọng vọng;về lợi, các nho sĩ được hưởng những ưu đãi.Hội Tư văn (hội của các nho sĩ trong làng xã)được chia các khoản tiền cheo cưới, tiền ký*Tel: 0967 968273, Email: ngadh@tnu.edu.vntáng, tiền nhập tịch; được chia phần biếutrong các dịp khao lão, khao vọng, tế lễ củalàng. Nhiều làng xã quy định miễn các tạpdịch cho học trò như xã Sơn Cốt (tổng HoàngĐàm, huyện Phổ Yên) quy định học trò đangđi học và những người thi đỗ, mở lớp dạy họcthì được “dân tha phu” [3]. Xã Lợi Xá (tổngHoàng Đàm, huyện Phổ Yên) quy định ai thiđỗ mà “khao vọng đồng dân, về sau tứ quý tạiđình, nếu có sát sinh đồng dân kính biếu sinhthủ một cái để trọng đạo văn” [2].Chính sách của nhà nước quân chủ và sự đốiđãi của các làng xã với nho sĩ có giá trịkhuyến khích tinh thần học tập của con emThái Nguyên thời phong kiến.NỘI DUNGGiáo dục Nho học ở Thái Nguyên thờiphong kiếnKhảo sát hệ thống di tích lịch sử văn hoá vàcác ghi chép của thư tịch cho thấy sự tồn tạicủa Văn Miếu, trường học, văn chỉ, đền thờdanh nhân khoa bảng, văn bia - những côngtrình và dấu tích phản ánh nền giáo dục thờiphong kiến ở Thái Nguyên.Trong nền giáo dục thời phong kiến, trườngcông là trường của Nhà nước. Tiêu biểu chotrường công thời phong kiến ở Kinh đô làQuốc tử giám - cơ sở đầu tiên của nền giáodục đại học nước ta. Từ thời Trần, Nhà nước47Đỗ Hằng NgaTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆbắt đầu ban chiếu về việc mở mang trườnghọc; ở cấp tỉnh có trường đốc, cấp huyện cótrường huấn. Việc học hành ở cấp huyện docác quan giáo thụ và giám thư khố phụ trách,còn ở cấp tỉnh do quan đốc học trông nom.Trước thế kỷ XIX, không tài liệu nào còn lưugiữ có ghi chép về trường công trên địa bànThái Nguyên.Thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn, Thái Nguyêngồm hai phủ: Phú Bình và Thông Hóa. Cảphủ Phú Bình có chung một trường học.Trường phủ đặt ở địa phận xã Phù Liễn,huyện Động Hỉ, ngoài cửa tây tỉnh thành, cóđốc học trông coi. Từ “năm Minh Mệnh 16,bỏ chức đốc học, bổ chức giáo thụ” [6,tr.165]. Cũng trong thời Minh Mệnh, toàntỉnh Thái Nguyên được lập một cơ quan Họcchính. Nhà nước đặt quan chức coi việc học ởThái Nguyên cũng như những nơi khác, “haihuyện Bình Xuyên, Phổ Yên về phủ PhúBình, tỉnh Thái Nguyên, mỗi huyện đều đặtmột huấn đạo” [2, tr.142] coi chung về việchọc. Việc trường học được mở ít ỏi là đặcđiểm chung của khu vực miền núi dưới thờiphong kiến. Khu vực biên giới phía Bắc thờinhà Nguyễn chỉ có một vài trường của Nhànước mở như trường học phủ Sơn Định(Quảng Yên), trường học phủ Gia Hưng(Hưng Hóa), trường học phủ Yên Bình(Tuyên Quang), trường học phủ Trùng Khánh(Cao Bằng).Bên cạnh trường công, Văn Miếu, văn chỉ vàđền Khải Thánh được nhiều làng xã ở TháiNguyên xây dựng thờ Khổng Tử và các bậctiên hiền để tỏ lòng tri ân với những ngườikhai sinh, phát triển Nho học, đồng thời giáodục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạocho con em địa phương. Thời nhà Nguyễn,nhà nước đề cao Nho h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Giáo dục Nho học ở Thái Nguyên Thành tựu khoa bảng ở Thái Nguyên Lịch triều hiến chương loại chí Đại Nam nhất thống chí Đồng Khánh địa dư chíTài liệu cùng danh mục:
-
9 trang 574 5 0
-
4 trang 489 10 0
-
14 trang 435 0 0
-
Một số vấn đề tự chủ của trường Cao đẳng Cộng đồng
6 trang 366 0 0 -
13 trang 350 1 0
-
Nghiên cứu hệ thống tự động chấm điểm bài thi trắc nghiệm ứng dụng xử lý ảnh
3 trang 304 0 0 -
Những phẩm chất hiệu quả của người giáo viên: Phần 1
52 trang 297 0 0 -
6 trang 293 1 0
-
3 trang 293 0 0
-
2 trang 284 2 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0