Danh mục

Chùm thơ thăng long tam thập vịnh của Đoàn Nguyễn Tuấn

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 74.97 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thăng Long tam thập vịnh mang đặc trưng riêng của vùng văn hóa sứ sở Kinh đô. Tất cả những địa danh được nói đến trong chùm thơ không chỉ đẹp bởi thiên nhiên cảnh vật mà còn đẹp bởi gắn với lịch sử, văn hóa. Đẹp hơn cả là con người nơi đây. Tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến vùng đất kinh thành và niềm tự hào về thời đại Quang Trung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chùm thơ thăng long tam thập vịnh của Đoàn Nguyễn Tuấn JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 101-108 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CHÙM THƠ THĂNG LONG TAM THẬP VỊNH CỦA ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Nguyễn Thị Hòa Trường Phổ thông trung học Hữu Lũng, Lạng Sơn Tóm tắt. Thăng Long tam thập vịnh của Đoàn Nguyễn Tuấn mang đặc trưng riêng của vùng văn hóa sứ sở Kinh đô. Chùm thơ không chỉ đẹp bởi thiên nhiên cảnh vật mà còn đẹp bởi gắn với lịch sử, văn hóa. Đẹp hơn cả là con người nơi đây. Tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến vùng đất kinh thành và niềm tự hào về thời đại mới. Chùm thơ vừa là sự tiếp nối của truyền thống văn học trung đại Việt Nam, nhưng lại có những nét đặc sắc riêng của thi sĩ họ Đoàn. Điều này khiến cho thơ ca Đoàn Nguyễn Tuấn có giá trị bất biến trong lòng người đọc, đồng thời khẳng định vị trí của ông trong Văn học trung đại Việt Nam. Từ khóa: Đoàn Nguyễn Tuấn, Thăng Long tam thập vịnh, thiên nhiên, con người Thăng Long.1. Mở đầu Hải Ông thi tập là tập thơ lớn nhất của Đoàn Nguyễn Tuấn [2]. Nội dung cho thấy“tác giả là người trầm mặc, thanh cao, chân thành, giản dị, yêu quý quê hương Tổ quốc;hình tượng nghệ thuật trong sáng, ít điển cố; hơn nữa, câu thơ lại chải chuốt, thanh thoát,gợi cảm [3]. Hải Ông thi tập là tập hợp của nhiều chùm thơ: Vịnh sử, Yên Đài thu vịnh, ThăngLong tam thập vịnh... Đọc phần dịch Thăng Long tam thập vịnh ta thấy Đoàn NguyễnTuấn là thi nhân tài hoa, chẳng kém gì các tác giả thơ ca thời Trần, thời Lê, như NguyễnTrung Ngạn, Phạm Ngộ, Nguyễn Du, Phạm Quý Thích. . . Thăng Long tam thập vịnh mang đặc trưng riêng của vùng văn hóa sứ sở Kinh đô.Tất cả những địa danh được nói đến trong chùm thơ không chỉ đẹp bởi thiên nhiên cảnhvật mà còn đẹp bởi gắn với lịch sử, văn hóa. Đẹp hơn cả là con người nơi đây. Tác giả đãbày tỏ lòng yêu mến vùng đất kinh thành và niềm tự hào về thời đại Quang Trung.Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014.Liên lạc Nguyễn Thị Hòa, e-mail: nguyenthihoakhanh@gmail.com 101 Nguyễn Thị Hòa2. Nội dung nghiên cứu2.1. Thiên nhiên Thăng Long Nhà thơ dành sự quan tâm lớn đến những địa danh đẹp nhất ở kinh thành như: TâyHồ, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Kim Âu, Tô Giang, Nhị Hà, Bến Nhật Chiêu, Đò Đồng bến sét,Thành Đại La, Quốc Tử giám, Đình Văn, Trấn Võ quán, Làng hoa Võng Thị, Làng gốmBát Tràng và các con phố như Trúc Bạch, Hòe Nhai, Thụy Phường... Thăng Long vốn nổi tiếng với những hồ nước. Thi nhân họ Đoàn đã ghi lại khoảnhkhắc đáng nhớ khi ngắm cảnh Hồ Tây qua bài Tây Hồ cán ty (Chuội tơ ở Hồ Tây): Dâm đàm thủy sắc chính liên y, Sắc nước Hồ Tây Gợn lên lăn tăn, Kiều thượng quan hoàn cán trạc thì. Giữa lúc đứng trên cầu xem chuội lụa. Thái triệt long ca phô luyện chử, Màu thấu hang rồng phô nơi bến lụa; Cầm hồi thước phố dục hà ky. Gấm vây bãi thước, giặt tại ghềnh ngân. Hồ Tây được gợi tả từ điểm nhìn cao và xa. Một vùng trời nước mênh mông. Màunước xanh trong hòa với màu lụa như hoa thêu gấm sắc. Những dải lụa tơ tằm ai vừa dệtxong, mang giặt ở ghềnh ngân, phơi trên bãi thước. Nhờ có nắng, sắc lụa ánh xuống lònghồ khiến thi nhân liên tưởng màu lụa thấu đến tận cung điện của Thủy tề Long vương.Hình ảnh những nghệ nhân làng dệt bên Hồ Tây hiện ra chẳng khác nào nàng Chức Nữgiặt lụa bên bờ sông Ngân Hà. Như vậy, Hồ Tây không chỉ đẹp bởi sắc nước xanh trong,sóng gợn lăn tăn mà còn đẹp bởi có hoạt động của người lao động và đặc biệt là gắn vớihuyền thoại vì thế nó càng trở nên ám ảnh hơn. Trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn, hồ Tây, hồ Gươm đẹp và hấp dẫn người đọc là thế.Đến với Kim Âu thủy Giám, thi sĩ để lại bức họa tuyệt vời bằng thơ: Phật pháp, tiên lâu bích ngọc xâm, Màu ngọc biếc lan tới tháp Phật, lầu Tiên, Giám hồ nhất thủy tự thâm thâm. Hồ như gương, một làn nước sâu thăm thẳm. Viên hàm thu thự khai minh hạp; Tròn ngậm trời thu, mở ra hộp sáng, Quang trạm thanh lưu hiện bích sầm. Ánh lắng dòng trong, thấy bóng non xanh. Khi vầng đông mới lên, sóng hồ như vảy ngọc Triêu húc sơ thăng lân toái ngọc; tan; Lúc ráng chiều buông xuống, mặt hồ nhìn Lạc hà vãn chiếu ảnh sư câm. tựa rây vàng. Nhất sinh cố sự hà tu vấn, Chuyện cũ một đời người cần chi hỏi đến, Trực đãi tiền thôn nguyệt nhất lâm. Chỉ đợi trăng soi xuống làng trước mặt. (Gương n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: