Danh mục

Chứng xương xốp – Một 'Bệnh âm thầm'

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 338.60 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mang một tên định mệnh osteoporosis với rõ ràng bốn chữ o tròn như bốn không, chứng xương xốp còn rất xứng với tên xương lắm lỗ (bones with holes) vì trong chứng này xương mang nhiều lỗ hổng hơn bình thường do tác động tăng hủy và giảm sinh của các tế bào xương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chứng xương xốp – Một Bệnh âm thầm Chứng xương xốp – Một Bệnh âm thầm Mang một tên định mệnh osteoporosis với rõ ràng bốn chữ o trònnhư bốn không, chứng xương xốp còn rất xứng với tên xương lắm lỗ(bones with holes) vì trong chứng này xương mang nhiều lỗ hổng hơn bìnhthường do tác động tăng hủy và giảm sinh của các tế bào xương. (hình 1): Thường xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ sau khi biệt kinh kỳ, chứng nàycòn được gọi là bệnh thầm lặng (silent disease) vì đã từng âm thầm gâynhiều hậu quả bệnh lý và tử vong. Nội dung sau đây được tập trung vào các khía cạnh chính yếu và dữkiện cơ bản về chứng xương xốp. Triệu chứng chủ quan của xương xốp Triệu chứng như thỉnh thoảng đau lưng, nhức xương, và thườngkhông đủ gây quan tâm cho người bệnh để tìm thầy chạy thuốc. Chứng xương xốp được xem là bệnh âm thầm vì thường không gâytriệu chứng báo động rõ rệt cho đến khi người bệnh gẫy xương hoặc có dấuhiệu khách quan khác. Bệnh sử - Để giúp xử lý bệnh tình, người bệnh cần cung cấp thêmmột số thông tin như: • đã từng bị gẫy xương, khi chỉ va chạm nhẹ vào vật gì đó, hoặc ngaycả khi ho; • có những nguy cơ dẫn đến chứng xương xốp, như dậy thì muộn, tắtkinh sớm, bệnh gan, bệnh thận, bệnh tiểu đ ường, nghiện rượu, hút thuốclá…; • có cha mẹ hay ông bà bị chứng xương xốp hoặc gẫy xương do chứngxương xốp. Dấu hiệu khách quan có thể gồm giảm chiều cao, lưng bị gù, vàxương bị gẫy vì một tai nạn nhỏ. • Bất cứ xương nào trên cơ thể cũng có thể trở nên dễ bị gẫy. Nhưngthường dễ bị gẫy là xương cổ tay, xương cánh tay, xương sườn, và xươngchậu. • Những chỗ gẫy ở cột sống thường được gọi là chỗ xương bị nghiền(crush fractures) hay xương bị ép (wedge fractures). Xương hông (hình 2) - Xương sống (hình 3) Xét nghiệm để tìm nguyên nhân, xác định, hay phân biệt chẩn đoángồm: • xét nghiệm sinh hoá như thử máu, nước tiểu; • sinh thiết xương; • chụp hình X-quang vùng xương; • đo độ cứng của xương, qua việc đo độ đặc khoáng chất của xương(Bone Mineral Density -BMD) bằng cách chụp DEXA / DXA (DualEnergy X-ray Absorptiometry). DEXA – Chụp DEXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry) làphương pháp hữu hiệu nhất hiện nay. DEXA: • dùng để đo độ đặc của xương sống và xương hông; • thực hiện khá nhanh, chỉ mất khoảng 15 phút, không gây đau đớn, antoàn vì chỉ dùng một lượng nhỏ phóng xạ (ít hơn khi chụp quang tuyến đểkhám răng); • giúp phát giác có bị xương xốp hay không; • và nếu xương đã xốp, cho biết mức độ trầm trọng của xốp như thếnào; • nếu xương chưa xốp, giúp ước đoán nguy cơ mắc chứng xương xốp; • nếu đang được trị chứng xương xốp, DEXA giúp tìm xem việc chữatrị có công hiệu không - bằng cách so sánh độ đặc của xương trước khi bắtđầu chữa trị và một năm hay hai năm sau khi chữa trị. DEXA – Ý nghĩa kết quả DEXA: Mỗi lần đo BMD, DEXA cho biết độ đặc của xương ở một vùng nàođó của cơ thể. Kết quả sẽ nêu độ T (T-score) và độ Z (Z-score). Độ T là độ đặc của một xương nhất định, so với độ đặc xương củamột phụ nữ trẻ và khỏe mạnh. • Nếu độ T là 0, xương được đo có độ đặc tương đương với mộtngười còn trẻ, thuộc loại trung bình; • Nếu độ T từ –1 trở lên, xương còn bình thường; • Nếu độ T từ –1 đến –2.5, xương chưa bị xốp nhưng có độ đặc thấp(osteopenia), và cần có biện pháp để tránh cho tế bào xương bị hao mòn; • Nếu độ T dưới –2.5, xương đã bị xốp cần điều trị. Độ Z (Z-score) được dùng để so sánh độ đặc của một xương với độđặc xương của những người ở cùng một lứa tuổi và phái tính. Chẩn đoán cần xác định và phân biệt: • chứng xương xốp (osteoporosis – M80.* trong ICD10); với các • chứng xương nhuyễn (ostemalacia – M83.* trong ICD10); • chứng Paget ở xương (M88.* trong ICD10); • ung thư từ nơi khác di căn (C79.* - C80.* trong ICD10). Nguyên nhân - Rất nhiều nguyên nhân khiến xương bị hủy nhiềuhơn tạo và làm cho xương có lắm lỗ: • di truyền; • tuổi cao niên; • thiếu vận động, suy dinh dưởng; • thiếu Calcium, thiếu Vitamin D; • Hormones tăng hoặc giảm; • bệnh Tiểu đường, gan, và thận; • ung thư di căn hoặc Multiple Myeloma; • dùng thuốc có corticosteroids, uống nhiều rượu, và hút thuốc lá. Nguy cơ có thể tránh: • ít vận động; • hút thuốc lá; • uống nhiều rượu; • quá nhẹ cân; • ít ăn những thức có có chứa nhiều chất vôi; • thường bị ngã. Nguy cơ khó thay đổi: • có cha mẹ, hay ông bà, bị chứng xương xốp hoặc đã từng bị gẫyxương vì chứng xương xốp; • thuộc phái nữ; • là người Tây phương hay Á châu; • có thể trạng nhỏ con; • chậm đến tuổi dậy thì hoặ ...

Tài liệu được xem nhiều: