Trong ổ lăn, tải trọng từ trục trước khitruyền đến gối trục phải qua các con lăn.Nhờ các con lăn nên ma sát sinh ra trong ổ làma sát lăn.Ổ lăn gồm 4 bộ phận :1- Vòng ngoài 2- Vòng trong3- Con lăn 4- Vòng cách-Vòng trong và vòng ngoài thường có rãnh,vòng trong lắp với ngõng trục, vòng ngoàilắp với gối trục (vỏ máy, thân máy. .)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 8: Ổ lăn - Ổ trượtBải giảng Chi tiết máy Chương 8 Ổ LĂN – Ổ TRƯỢT Phần A - Ổ LĂN1. Khái niệm chung1.1 Cấu tạo và phân loại ổ lăna. Cấu tạo Trong ổ lăn, tải trọng từ trục trước khi truyền đến gối trục phải qua các con lăn. Nhờ các con lăn nên ma sát sinh ra trong ổ là ma sát lăn. Ổ lăn gồm 4 bộ phận : 1- Vòng ngoài 2- Vòng trong 3- Con lăn 4- Vòng cách -Vòng trong và vòng ngoài thường có rãnh, vòng trong lắp với ngõng trục, vòng ngoài lắp với gối trục (vỏ máy, thân máy. .) -Con lăn có thể là bi hoặc đũa, lăn trên rãnh lăn. Rãnh có tác dụng làm giảm bớt ứng suất tiếp xúc của con lăn, hạn chế con lăn di chuyển dọc trục. H ì 8. C ấu tạo ổ lăn nh 1 -Vòng cách có tác dụng phân bố đều các con lăn, không cho các con lăn tiếp xúc nhau.b. Phân loại_ Tuỳ theo khả năng chịu tải, có các loại:+ Ổ đỡ, là ổ chỉ có khả năng chịu lực hướng tâm và một phần nhỏ lực dọc trục(Hình 8.2, a, b, d, h).+ Ổ đỡ chặn, là ổ vừa có khả năng chịu lực hướng tâm, vừa có khả năng chịu lựcdọc trục (Hình 8.2, c, e).+ Ổ chặn, là ổ chỉ có khả năng chịu lực dọc trục (Hình 8.2, j, k)._ Theo hình dạng của con lăn trong ổ, chia ra:+ Ổ bi, con lăn có dạng hình cầu (Hình 8.2, a, b, c).+ Ổ côn, con lăn có dạng hình nón cụt (Hình 8.2, e).+ Ổ đũa, con lăn có dạng hình trụ ngắn (Hình 8.2, d).+ Ổ kim, con lăn có dạng hình trụ dài (Hình 8.2, h)._ Theo khả năng tự lựa của ổ, chia ra:+ Ổ lòng cầu, mặt trong của vòng ngoài là mặt cầu, ổ có khả năng tự lựa hướngtâm. Khi trục bị biến dạng, uốn cong, ổ sẽ lựa theo để làm việc bình thường (Hình8.2, b, g).Chương 8. Ổ lăn - Ổ trượt 1Bải giảng Chi tiết máy+ Ổ tự lựa dọc trục (Hình 8.2, d), ổ có khả năng tự lựa theo phương dọc trục. Khitrục bị biến dạng, dãn dài thêm một lượng, ổ sẽ lựa theo để làm việc bình thường. Hình 8.2 Các loại ổ lăn_ Theo số dãy con lăn trong ổ, chia ra:+ Ổ có 01 dãy con lăn (Hình 8.2, a, d).+ Ổ có hai dãy con lăn (Hình 8.2, b, g).+ Ổ bi có nhiều dãy con lăn. Số dãy con lăn tăng lên, khả năng tải của ổ cũng tăng.1.2 Ưu - nhược điểm và phạm vi sử dụnga. Ưu điểm của ổ lăn so với ổ trượt- Nói chung hệ số ma sát trong ổ lăn thấp hơn so với ổ trượt, hiệu suất sử dụng ổlăn cao hơn so với ổ trượt.- Sử dụng ổ lăn đơn giản hơn ổ trượt. Không phải chăm sóc, bôi trơn thường xuyênnhư ổ trượt.- Kích thước chiều rộng của ổ lăn nhỏ hơn nhiều so với ổ trượt. Khoảng cách giữahai gối đỡ trục ngắn hơn, trục cứng vững hơn.- Mức độ tiêu chuẩn hoá của ổ lăn rất cao, thuận tiện cho việc thay thế khi sửachữa, tốn ít công sức trong thiết kế.b. Nhược điểm của ổ lăn so với ổ trượt- Kích thước theo hướng kính của ổ lăn lớn hơn nhiều so với ổ trượt.- Tháo, lắp ổ lăn phức tạp và khó khăn hơn so với ổ trượt.- Làm việc có nhiều tiếng ồn hơn. Chịu tải trọng va đập kém hơn so với ổ trượt.- Giá thành của ổ lăn nói chung cao hơn ổ trượt.Chương 8. Ổ lăn - Ổ trượt 2Bải giảng Chi tiết máy- Ổ lăn không thể tách thành 2 nửa để lắp với các ngõng giữa của trục khuỷu.- Ổ lăn bằng kim loại, do đó không làm việc được trong một số môi trường ăn mònkim loại.c. Phạm vi sử dụng- Nói chung ổ lăn được dùng rộng rãi hơn so với ổ trượt.- Trong một số trường hợp sau đây, dùng ổ trượt tốt hơn ổ lăn:+ Trục quay với số vòng quay rất lớn.+ Trục có đường kính quá lớn, hoặc quá bé, khó khăn trong việc tìm kiếm ổ lăn.+ Lắp ổ vào ngõng trục giữa của trục khuỷu.+ Khi cần đảm bảo độ chính xác đồng tâm giữa trục và gối đỡ, vì ổ trượt có ít chitiết hơn ổ lăn.+ Khi phải làm việc trong môi trường đặc biệt, ăn mòn kim loại.+ Khi ổ chịu tải trọng va đập hoặc rung động mạnh.1.3 Độ chính xác và vật liệu chế tạo ổ lăna. Độ chính xác chế tạo ổ lăn_ Tiêu chuẩn quy định 5 cấp chính xác của ổ lăn: cấp 0, cấp 6, Cấp 0 là cấp chính xác bình thường, cấp 5, Cấp 6 có độ chính xác cao hơn, cấp 4, Cấp 2 có độ chính xác cao nhất. cấp 2._ Các ổ lăn thường dùng trong hộp giảm tốc có cấp chính xác 0, trường hợp số vòngquay của trục quá lớn hoặc yêu cầu độ chính xác đồng tâm của trục cao, có thể dùn ...