Danh mục

Chương II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 221.24 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phát biểu lại được khái niệm dòng điện, quy ước về chiều dòng điện, các tác dụng của dòng điện. - Trình bày được khái niệm cường độ dòng điện, dòng điện không đổi, đơn vị cường độ dòng điện và đơn vị điện lượng. - Nêu được điều kiện để có dòng điện. - Trình bày được cấu tạo chung của nguồn điện, khái niệm suất điện động của nguồn điện. - Nêu được cấu tạo cơ bản của pin và acquy. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương II:DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI Chương II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI Bài 7. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI - NGUỒN ĐIỆN I. MỤC TIÊU:Kiến thức: - Phát biểu lại được khái niệm dòng điện, quy ước về chiều dòng điện, các tác dụng của dòng điện. - Trình bày được khái niệm cường độ dòng điện, dòng điện không đổi, đơn vị cường độ dòng điện và đơn vị điện lượng. - Nêu được điều kiện để có dòng điện. - Trình bày được cấu tạo chung của nguồn điện, khái niệm suất điện động của nguồn điện. - Nêu được cấu tạo cơ bản của pin và acquy.Kĩ năng: - Nhận ra ampe kế và vôn kế. - Dùng am pe kế và vôn kế đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế. - Nhận ra được cực của pin và acquy. II. CHUẨN BỊ:Giáo viên: 1. Một số loại pin, ác quy, vôn kế, ampe kế. 2. Thước kẻ, phấn màu. 3. Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 (PC1) - Cường độ dòng điện là gì? - Biểu thức của cường độ dòng điện? TL1: - Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số của điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng của vật dẫn trong một khoảng thời gian và khoảng thời gian đó. q - Biểu thức: I  t Phiếu học tập 2 (PC2) - Thế nào là dòng điện không đổi? - Đơn vị cường độ dòng điện là gì? - Người ta định nghĩa đơn vị của điện lượng thế nào?TL2:- Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian.- Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe (A).- Cu lông là điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 giâykhi có dòng điện không đổi có cường độ 1 A chạy qua dây.Phiếu học tập 3 (PC3)- Điều kiện để có dòng điện là gì?- Nguồn điện có chức năng gì?- Nêu cấu tạo cơ bản và cơ chế hoạt động chung của nguồn điện.TL3:- Phải có hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn.- Nguồn điện có chức năng tạo ra và duy trì một hiệu điện thế.- Nguồn điện bao gồm cực âm và cực dương. Trong nguồn điện phải có một loại lực tồn tạivà tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển electron hay ion về các cực của nguồn điện.Lực đó gọi là lực lạ. Cực thừa electron là cực âm. Cực còn lại là cực dương.Phiếu học tập 4 (PC4)- Thế nào là công của nguồn điện?- Suất điện động của nguồn điện là gì?- Biểu thức và đơn vị?TL4:- Công của lực lạ thực hiện dịch chuyển các điện tích qua nguồn được gọi là công của nguồnđiện.- Suất điện động của nguồn điện là đại lượng được đặc trưng cho khả năng thực hiện côngcủa nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi dịch chuyểnđiện tích dương ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích đó. A- Biểu thức của suất điện động: E  q- Suất điện động có đơn vị là V.Phiếu học tập 5 (PC5)- Pin điện hóa có cấu tạo như thế nào?- Nêu cấu tạo và hoạt động của pin vôn – ta?TL5:- Pin điện hóa có cấu tạo gồm hai kim loại khác nhau được ngâm trong dung dịch điện phân.- Pin volta có cấu tạo từ một cực đồng và một cực kẽm được ngâm vào cùng dung dịch axitsunfuric loãng. Ion kẽm (Zn2+) bị gốc axit tác dụng và tan vào dung dịch làm cho cực kẽmthừa electron mang điện âm. Ion H+ bám vào cực đồng và thu lấy electron trong thanh đồng.Do đó, thanh đồng thiếu electron nên trở thành cực dương. Giữa 2 cực kẽm và đồng xuấthiện một suất điện động.Phiếu học tập 6 (PC6):- Nêu cấu tạo và hoạt động của acquy chì.TL6:- Gồm cực dương bằng chì oxit (PbO2) và cực âm là chì (Pb). Chất điện phân là axit sunfuricloãng.- Hoạng động của acquy chì: Khi phát điện, do tác dụng hóa học, các bản cực của acquy bịbiến đổi. Bản cực dương có lõi là PbO2 nhưng được phủ một lớp PbSO4. Bản cực âm là Pbnhưng được phủ một lớp PbSO4. + Sau một thời gian sử dụng, hai bản cực vẫn có lõi khác nhau nhưng có lớp vỏ ngoài giốngnhau ( cùng là PbSO4) do đó suất điện động của acquy giảm dần. Khi suất điện động giảmxuống thấp thì phải đem nạp điện cho acquy để tiếp tục sử dụng được. + Khi nạp điện cho acquy, ta mắc nó vào một nguồn một chiều sao cho dòng điện đi vàobản cực dương và đi ra ở cực âm. Khi đó, lớp PbSO4 ở hai bản cực mất dần. Bản cực dươngbiến đổi trở lại thành PbO2, bản cực âm trở lại thành Pb. Quá trình biến đổi này kết thúc,acquy lại có khả năng phát điện lại như trước.Phiếu học tập 7 (PC7): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong1. Dòng điện được định nghĩa làA. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.B. dòng chuyển động của các điện tích.C. là dòng chuyển dời có hướng của electron.D. là dòng chuyển dời có hướng của ion dương.2. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng củaA. các ion dương. D. các nguyên tử. B. các electron. C. các ion âm.3. Trong các nhận định dưới đây, nhận định không đúng về dòng điện là:A. Đơn vị của cường độ dòng điện là A.B. Cường đ ...

Tài liệu được xem nhiều: