Danh mục

Chương III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

Số trang: 52      Loại file: ppt      Dung lượng: 406.00 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (52 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt.Đối với những công cuộc đầu tư có quy mô lớn, thời gian thực hiện đầu tư dài, vốn đầu tư thực hiện là số vốn đã chi cho từng hoạt động hoặc từng giai đoạn của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Chương III.   KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN I. KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 1. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện: 1.1. Khái niệm: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt. 1.2. Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện • Đối với những công cuộc đầu tư có quy mô lớn, thời gian thực hiện đầu tư dài, vốn đầu tư thực hiện là số vốn đã chi cho từng hoạt động hoặc từng giai đoạn của mỗi công cuộc đầu tư đã hoàn thành. • Đối với những công cuộc đầu tư có quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư ngắn, vốn đã chi được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi toàn bộ các công việc của quá trình thực hiện đầu tư kết thúc. • Đối với những công cuộc đầu tư do ngân sách tài trợ, tổng số vốn đã chi được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi các kết quả của quá trình đầu tư phải đạt các tiêu chuẩn và tính theo phương pháp sau đây: • Đối với công tác xây dựng: Vốn đầu tư thực hiện của công tác xây dựng(Iv XD) được tính theo công thức sau đây: n ∑Q PXi + C + W + VAT Iv XD = Xi i =1 Trong đó: • Qxi : Khối lượng công tác xây dựng hoàn thành thứ i. • Pxi: Đơn giá dự toán; • C: Chi phí chung được tính theo tỷ lệ phần trăm so với chi phí nhân công trong dự toán xây dựng. • W: Lãi định mức; • VAT: Tổng thuế giá trị gia tăng đầu ra. - Vốn đầu tư thực hiện đối với công tác lắp đặt thiết bị (IVL) được tính theo công thức sau: n IVL = ∑Q PLi + C + W + VAT Li i =1 • Trong đó: • QLi: Khối lượng công tác lắp đặt thiết bị máy móc đã hoàn thành tính theo toàn bộ từng chiếc máy i • PLi: Đơn giá dự toán. • C: Chi phí chung được tính bằng 65% chi phí nhân công trong dự toán. • W: Lãi định mức (thu nhập chịu thuế tính trước) được tính bằng tỷ lệ (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung trong dự toán. - Đối với công tác mua sắm trang thiết bị: (Ivtb ) được tính theo công thức sau: n IVTB = ∑Q P + VAT + C N i i i =1 Trong đó: • Qi: Trọng lượng (tấn), số lượng từng bộ phận, cái, nhóm thiết bị thứ i. • Pi: Giá tính cho một tấn hoặc cho từng bộ phận, cái, nhóm thiết bị thứ i của công trình. • VAT: Tổng số thuế giá trị gia tăng đối với công tác lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có). • CN: Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ (nếu có). - Đối với chi phí quản lý dự án và chi phí khác được tính vào vốn đầu tư thực hiện theo phương pháp thực thanh thực chi. • Các khoản chi phí này được xác định theo định mức tính bằng tỷ lệ % hoặc bảng giá cụ thể và được chia thành 2 nhóm: + Nhóm chi phí, lệ phí xác định theo định mức tính bằng tỷ lệ %; + Nhóm chi phí xác định bằng cách lập dự toán. • Công thức tính như sau: n n (∑ Ai + ∑ Bi ) + VAT IVK = i =1 i =1 Trong đó: + Ai : Chi phí của khoản mục thứ i thuộc nhóm chi phí tính theo định mức tỷ lệ % + Bi : Chi phí của khoản mục thứ i thuộc nhóm chi phí tính bằng cách lập dự toán + VAT: Tổng số thuế giá trị gia tăng của các chi phí là đối 2. Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất, phục vụ tăng thêm 2.1. Tài sản cố định huy động, là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng hóa hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong dự án đầu tư) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay.  Cần phân biệt các trường hợp: huy động bộ phận và huy động toàn bộ. • Huy động bộ phận là việc huy động từng đối tượng, từng hạng mục xây dựng của công trình vào hoạt động ở những thời điểm khác nhau do thiết kế quy định. • Huy động toàn bộ là huy động cùng một lúc tất cả các đối tượng, hạng mục xây dựng không có khả năng phát huy tác dụng độc lập hoặc dự án không dự kiến cho phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm và sẵn sàng sử • Các tài sản cố định được huy động có thể được biểu hiện bằng hiện vật hoặc bằng giá trị. • Chỉ tiêu giá trị các tài sản cố định được huy động được xác định theo công thức sau : F = IVb + IVr – C – IVe Trong đó: + F: Giá trị các tài sản cố định được huy động trong kỳ + IVb : Vốn đầu tư được thực hiện ở các kỳ trước chưa được huy động chuyển sang kỳ nghiên cứu + IVr : Vốn đầu tư được thực hiện trong kỳ nghiên cứu + C: Chi phí trong kỳ không tính vào giá trị tài sản cố định; + IVe : Vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động chuyển sang kỳ sau • Đối với từng dự án đầu tư, giá trị tài sản cố định huy động chính là giá trị những đối tượng, hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập của từng dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào hoạt động. • Đối với từng dự án đầu tư, giá trị tài sản cố định huy động chính là giá trị những đối tượng, hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập của từng dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào hoạt động. • Công thức tính giá trị các tài sản cố định được huy động trong trường hợp này như sau: F = IVo - C • Trong đó: + IVo: Vốn đầu tư đã thực hiện của các đối tượng, hạng mục công trình đã được huy động. • Để đánh giá mức độ đạt được của các k ...

Tài liệu được xem nhiều: