Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright - Thông tin về các chương trình và môn học 2014-2016
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright - Thông tin về các chương trình và môn học 2014-2016CHƯƠNG TRÌNHGIẢNG DẠYKINH TẾ FULBRIGHTtại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhVới sự hợp tác của Trường Quản lý Nhà nước Harvard KennedyThông tin về các chương trình và môn học 2014-2016 www.fetp.edu.vnMục lục 1 Thư ngỏ 3 Một tổ chức giáo dục độc đáo của Việt Nam 5 Tại sao học chính sách công? 7 Chương trình Thạc sỹ Chính sách công (MPP) 8 Nội dung đào tạo 9 Lịch học MPP 2014-2016 10 Học kỳ Thu, Năm thứ nhất, Công cụ phân tích và kiến thức nền tảng 11 Học kỳ Xuân, Năm thứ nhất, Phân tích chính sách nòng cốt và chuyên ngành 12 Học kỳ Hè, Năm thứ nhất, Phân tích chính sách nâng cao, kỹ năng quản lý và lãnh đạo 13 Học kỳ Thu, Năm thứ hai, Xê-mi-na chính sách và chuẩn bị đề cương luận văn 13 Học kỳ Xuân, Năm thứ hai, Nghiên cứu chính sách và viết luận văn 15 Phương pháp học tập 16 Diễn giả khách mời 17 Đời sống sinh hoạt của học viên tại FETP 18 Học viên tốt nghiệp 19 Đội ngũ giảng viên 22 Giảng viên quốc tế 23 Nghiên cứu để phân tích chính sách 25 Sáng kiến Chính sách Công Hạ vủng Mekong 28 Harvard ở Việt Nam: Đối thoại và thảo luận 29 Chương trình đào tạo cao cấp 31 Dự án Học Liệu Mở của FETP 33 Liên kết với Trường Harvard Kennedy 34 Triển vọng của Trường Fulbright từ 1995-2014 và xa hơn 35 Thông tin tuyển sinh Chương trình Thạc sỹ Chính sách công Thư ngỏ Kính chào các anh chị ứng viên, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright thường được biết với tên gọi Trường Fulbright hay FETP, đã phát triển thành tổ chức tiên phong trong giáo dục sau đại học và nghiên cứu chính sách ở Việt Nam. Chúng tôi tự hào đã thiết lập chương trình cao học chuyên ngành chính sách công đầu tiên ở Việt Nam, và sẽ tiếp tục đi đầu trong việc giới thiệu những đổi mới sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu và giảng dạy chính sách công trong nước. Nếu các anh chị quan tâm đến lĩnh vực chính sách công, xin mời tham gia cộng đồng học giả, nhà nghiên cứu, và các nhà thực tiễn của chúng tôi, để cùng nhau thúc đẩy việc cải thiện chính sách công, cải thiện hoạt động nghiên cứu và giảng dạy chính sách ở Việt Nam. Các anh chị có thể là nhà hoạch định chính sách ở trung ương hay địa phương đang tìm kiếm cơ hội nâng cao kỹ năng phân tích và học hỏi kinh nghiệm đổi mới sáng tạo chính sách từ những vùng miền hay quốc gia khác. Cũng có thể các anh chị là chuyên gia nghiên cứu hay giảng viên đại học quan tâm đến việc phát triển một chương trình chính sách công cho trường của mình; hoặc là nhà báo chuyên trách các vấn đề chính sách, mong muốn tìm hiểu sâu hơn về qui trình làm chính sách. Bất kể lĩnh vực chuyên môn và khát vọng nghề nghiệp của các anh chị, Chương trình Thạc sỹ Chính sách công (MPP) kéo dài hai năm dưới sự hợp tác giữa Trường Quản lý Nhà nước Harvard Kennedy và Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ mang lại cho các anh chị học viên chương trình đào tạo chính sách công đẳng cấp thế giới, kết hợp giữa nền tảng lý thuyết chặt chẽ với sự hiểu biết sâu sắc về điều kiện đặc thù của Việt Nam. Khi đất nước thay đổi thì chương trình MPP của chúng tôi cũng tiếp tục giới thiệu những môn học mới để đáp ứng những thách thức chính sách mới. Chúng tôi đã bổ sung thêm các môn học tùy chọn và thiết kế lại những môn học hiện hữu bằng các chủ đề và tài liệu tình huống mới, phù hợp với nhu cầu thay đổi của đất nước. Quá trình tuyển sinh của Trường Fulbright có tính cạnh tranh rất cao. Số lượng hồ sơ mà chúng tôi nhận được cao hơn nhiều lần so với số lượng học viên mà chúng tôi có thể tiếp nhận. Chúng tôi mong có được những học viên giàu năng lực, thật chuyên cần, và cam kết tận dụng tối đa cơ hội tuyệt vời mà Trường Fulbright mang lại cho mình. Nếu các anh chị tự tin vào khả năng của mình, sẵn sàng học hỏi và muốn đóng góp cho sự nghiệp phát triển của đất nước, thì Trường Fulbright là nơi dành cho các anh chị. Cuốn cẩm nang giới thiệu này sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin về các chương trình đào tạo và các hoạt động khác của chúng tôi. Các anh chị cũng có thể truy cập trang web của trường tại http://www.fetp.edu.vn. Tôi hy vọng thông tin từ cuốn cẩm nang này sẽ khuyến khích các anh chị tìm hiểu thêm về trường chúng tôi và cân nhắc việc gia nhập cộng đồng Trường Fulbright khi trở thành học viên của lớp MPP sắp tới. Chúng tôi mong nhận được hồi âm của các anh chị! Nguyễn Xuân Thành Giám đốc Chương trình1 Học viên MPP6Chính sách công là một ngành học tương đối mới, ngay cả ở Hoa Kỳ, vì thế chúng tôi rất tự hào đã có mộtlịch sử 20 năm tại Việt Nam. Chương trình MPP tại trường Fulbright được hình thành dựa trên chương trìnhgiảng dạy MPP của Trường Harvard Kennedy với trọng tâm là trang bị cho học viên kỹ năng phân tích đối vớicác vấn đề của khu vực công. Nét riêng biệt của chương trình MPP ở trường Fulbright là chương trình học đượcthiết kế lại với bối cảnh phân tích là Việt Nam. Tuy nhiên, sinh viên vẫn được tiếp cận với nhiều vấn đề và giảipháp trên thế giới thông qua các nghiên cứu tình huống ở nhiều nước khác nhau.Tất cả sinh viên vào học ở trường Fulbright đều phải trải qua một kỳ thi với nội dung tương đương như kỳ thitiêu chuẩn GRE để vào học các chương trình sau đại học ở Hoa Kỳ. Ngoài ra, việc lựa chọn sinh viên còn phụthuộc mạnh mẽ vào bài luận của các ứng viên. Đó là cơ hội để các ứng viên cho chúng tôi hiểu hơn về họ,cũng như các nguyện vọng phát triển sự nghiệp sau khi tốt nghiệp chương trình MPP.Tại trường Fulbright, sinh viên được đánh giá thông qua cả quá trình học, bao gồm thảo luận trên lớp, bài tậpđịnh kỳ, dự án nhóm và các kì thi. Trong suốt hai năm học của chương trình thạc sỹ, sinh viên không chỉ phảiđáp ứng các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Chương trình giảng dạy kinh tế Chính sách công Chương trình Thạc sỹ Chính sách công Phân tích chính sách nòng cốt và chuyên ngành Công cụ phân tích Nghiên cứu chính sách và viết luận vănGợi ý tài liệu liên quan:
-
21 trang 141 0 0
-
Tiểu luận cuối kì môn Chính sách xã hội
10 trang 122 0 0 -
Bài giảng Luật và chính sách kinh tế - Bài 2: Pháp luật: Khái niệm và vai trò
20 trang 105 0 0 -
Tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương (2022)
727 trang 71 0 0 -
85 trang 64 0 0
-
Giáo trình Chính trị học: Phần 2
316 trang 56 0 0 -
8 trang 51 0 0
-
93 trang 42 0 0
-
Hoạch định và thực thi chính sách công: Phần 2 - TS. Lê Như Thanh
54 trang 39 0 0 -
Pháp luật trong chính sách công - PGS. TS Triệu Văn Cường
98 trang 38 0 0 -
97 trang 35 0 0
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Chính trị học năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 trang 35 0 0 -
Phân tích các bên liên quan trong quy trình chính sách - PGS. TS Triệu Văn Cường
82 trang 35 0 0 -
350 trang 34 0 0
-
Tác phẩm Chiến lược đại dương xanh
231 trang 32 0 0 -
74 trang 32 0 0
-
63 trang 32 0 0
-
Phân tích kỹ thuật Metastock P1
13 trang 31 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vi mô dành cho chính sách công (2012-2014) - Vũ Thành Tự Anh
14 trang 29 0 0 -
Kinh nghiệm quản lý đầu tư công ở một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam
4 trang 28 0 0