Danh mục

Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn và những đòi hỏi về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 125.68 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang chuyển từ hướng tiếp cận tri thức sang hướng tiếp cận năng lực. Điều này được thể hiện ở Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình các môn học. Sách giáo khoa mới cũng đang được tiến hành biên soạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn và những đòi hỏi về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên214 Kỷ yếu hội thảo khoa học CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN NGỮ VĂN VÀ NHỮNG ĐÒI HỎI VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TS. Đặng Lưu Viện Sư phạm xã hội, Trường Đại học Vinh Tóm tắt: Nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang chuyển từ hướng tiếp cận tri thứcsang hướng tiếp cận năng lực. Điều này được thể hiện ở Chương trình giáo dục phổthông tổng thể và chương trình các môn học. Sách giáo khoa mới cũng đang đượctiến hành biên soạn. Các khoa, ngành sư phạm đang cần thay đổi căn bản khâu đàotạo giáo viên. Sự thay đổi bắt đầu đâu? Đi theo hướng nào? Những câu hỏi đó sẽ đượcchúng tôi lần lượt trả lời ở bài viết này bằng cách đề xuất các giải pháp đổi mới cáchthức đào tạo giáo viên Ngữ văn. I. Dẫn nhập Việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng như chương trìnhcác môn học (2018) cùng với lộ trình thay đổi sách giáo khoa phổ thông mà Bộ Giáodục và Đào tạo đã hoạch định khiến cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trongcả nước phải xác định đúng vị thế, chức trách của mình nếu không muốn bị tụt hậu.Hơn lúc nào hết, một chương trình đào tạo giáo viên hiện đại, lấy chuẩn năng lực làmmục tiêu, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như khả năng tham gia của đội ngũ giảngviên vào việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở phổ thông trở thành lẽ sốngcòn của các trường đại học, cao đẳng sư phạm. Có thể nói như vậy là bởi, đặt trongtiến trình giáo dục Việt Nam từ sau 1945 đến nay, chưa có sự thay đổi nào động chạmsâu rộng đến mọi đối tượng trong ngành và đặt ra những thách đố rõ ràng như việcthay đổi chương trình và sách giáo khoa lần này. Trước đây, dù đã nhiều lần thay sáchgiáo khoa, nhưng rốt cuộc, những cải biến cũng chỉ diễn ra ở các đơn vị kiến thứctrong hệ thống bài học mà thôi. Sự khác nhau về cấu trúc các bộ sách chưa thể hiệnđiều gì đáng kể. Ngay cả sách Ngữ văn hiện hành được biên soạn theo nguyên tắc tíchhợp 3 trong 1, đã sử dụng rộng rãi suốt mười mấy năm nay cũng vẫn nằm trong quĩđạo đó. Chính điều này đặt ra cho các cơ sở đào tạo giáo viên những nan đề, việc nhậnthức đầy đủ sâu sắc về nó không chỉ đáp ứng yêu cầu có tính “thời vụ” mà còn quyếtđịnh hướng phát triển chiến lược của đơn vị. II. Nội dung 1. Sự cần thiết của việc nhận thức vấn đề năng lực trong khoa học giáo dục Lần này, từ chương trình tổng thể, chương trình bộ môn, sách giáo khoa, cho đếnđơn vị bài học đều phải nhất quán tư tưởng: dạy học theo hướng phát triển năng lực.Mọi thành bại của việc thay đổi “căn bản, toàn diện” phụ thuộc phần lớn vào trình độnhận thức của cán bộ quản lí, của giáo viên trực tiếp đứng lớp về vấn đề “năng lực”cũng như các phương pháp được áp dụng trong dạy học nhằm thực sự phát triển nănglực người học. Vấn đề năng lực được đề cập đến ở mọi khâu của việc thay đổi. Nhìn từ một gócKỷ yếu hội thảo khoa học 215độ, nhận thức về khái niệm này có sự xuyên suốt từ trên xuống dưới: nó được khởi đầutừ Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, cụ thể hóa ở chương trình bộ môn, tiếpđó là việc tổ chức biên soạn sách giáo khoa, và vận hành trong thực tế chỉ đạo chuyênmôn của các cơ quan quản lí, các cơ sở giáo dục, khả năng thực thi của đội ngũ giáoviên trực tiếp giảng dạy. Cuối cùng, sản phẩm cần “nghiệm thu” để đánh giá kết quảchính là năng lực thực sự của học sinh. Tuy nhiên, nếu thay đổi góc nhìn, ta sẽ thấy có một lô gic khác, và ở đó, vai trò củatừng khâu được thể hiện rõ hơn. Hãy xuất phát từ chủ thể học tập là học sinh. Muốnhình thành và phát triển năng lực của người học, thì trước hết, giáo viên phải có nănglực. Nhưng năng lực của giáo viên từ đâu ra nếu không phải từ khâu đào tạo, với tất cảmọi vấn đề có liên quan. Cho nên, những lúng túng của giáo viên trước cái mới, thậmchí chưa có tiền lệ khi chuyển từ giáo dục theo hướng tiếp cận nội dung, cung cấp trithức sang hướng phát triển năng lực người học, trách nhiệm giải tỏa thuộc về các cơsở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Theo suy luận giản dị nhất, có thể khẳng định: nếugiảng viên sư phạm thiếu năng lực hoặc mơ hồ về vấn đề năng lực, thì làm sao có thểđào tạo được những giáo viên phổ thông thực sự có năng lực? Năng lực học sinh -năng lực giáo viên phổ thông - năng lực giảng viên sư phạm, ba vấn đề đó tuy thuộcnhững phạm vi khác nhau, có biểu hiện không giống nhau, nhưng xét đến cùng, chúngvẫn là những đường tròn đồng tâm, có quan hệ mật thiết. Nhìn như vậy để thấy, trongcông cuộc thay đổi chương trình, sách giáo khoa lần này, nhiệm vụ của các trường đạihọc và cao đẳng sư phạm là khá nặng nề. Tìm một định nghĩa về khái niệm “năng lực” không phải là việc khó. Đã từngcó không ít công trình, bài viết đề cập đến vấn đề này. Xin dẫn ra đây một cách giảithích: “Năng lực là sự kết hợ ...

Tài liệu được xem nhiều: