Danh mục

Chương trình và sách giáo khoa Địa lí theo định hướng phát triển năng lực của Hoa Kỳ

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.50 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đổi mới, hiện đại hóa giáo dục phổ thông mà trước hết là đổi mới, hiện đại hóa chương trình và sách giáo khoa (SGK) là nhu cầu cấp thiết của thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển bền vững. Hiện nay, chương trình và SGK các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ đang có sự chuyển biến theo tiếp cận năng lực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương trình và sách giáo khoa Địa lí theo định hướng phát triển năng lực của Hoa KỳJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0051Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 259-269This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HOA KỲ Nguyễn Thu Hà Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đổi mới, hiện đại hóa giáo dục phổ thông mà trước hết là đổi mới, hiện đại hóa chương trình và sách giáo khoa (SGK) là nhu cầu cấp thiết của thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển bền vững. Hiện nay, chương trình và SGK các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ đang có sự chuyển biến theo tiếp cận năng lực. Nghiên cứu về chương trình và SGK Địa lí theo định hướng phát triển năng lực của Hoa Kỳ nhằm chỉ ra các đặc trưng về chương trình và SGK theo định hướng phát triển năng lực của quốc gia này, trên cơ sở so sánh với một số đặc trưng của chương trình và SGK Địa lí Việt Nam hiện hành, từ đó đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình và SGK Địa lí trung học phổ thông (THPT) ở nước ta theo định hướng phát triển năng lực sau 2018. Từ khóa: Chương trình, sách giáo khoa, sách giáo khoa Địa lí, định hướng phát triển năng lực, Hoa Kỳ.1. Mở đầu Đổi mới, hiện đại hóa giáo dục phổ thông mà trước hết là đổi mới chương trình và SGK lànhu cầu cấp thiết của thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông theođịnh hướng phát triển bền vững. Đề án đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam vớinội dung cốt lõi của nó là đổi mới chương trình và SGK phổ thông sau 2018 theo định hướng pháttriển năng lực cho tất cả các bộ môn trong đó có môn Địa lí. Đây là một vấn đề mới và phức tạpmà Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Việc nghiên cứu và học hỏi kinhnghiệm các nước tiên tiến trong việc đổi mới chương trình, SGK theo định hướng phát triển nănglực là việc làm quan trọng và có ý nghĩa đối với những người nghiên cứu chương trình và SGK ởViệt Nam. Địa lí là môn học quan trọng trong nhà trường ở Hoa Kỳ. Hội đồng quốc gia về Giáo dụcĐịa lí ở Hoa Kỳ đã công bố Chuẩn quốc gia môn Địa lí (National Geography Standards) vào năm1994 và 2012 [1]. Chương trình Địa lí Hoa Kỳ gọi là “Geography for life” (Địa lí vì cuộc sống),cho thấy rõ tính định hướng trong xây dựng chương trình và các chuẩn đầu ra. Chuẩn Địa lí quốcgia Mỹ làm rõ một người “có văn hoá địa lí” – “năng lực địa lí” biết gì và có thể làm gì với baNgày nhận bài: 9/2/2018. Ngày sửa bài: 9/3/2018. Ngày nhận đăng: 16/3/2018.Liên hệ: Nguyễn Thu Hà, e-mail: nguyenthuha.hnue@gmail.com 259 Nguyễn Thu Hàthành phần được xác định đó là “Quan điểm/góc nhìn địa lí”; tri thức địa lí và kĩ năng địa lí. SGKĐịa lí của Hoa Kỳ là tấm gương phản chiếu chuẩn quốc gia môn Địa lí theo định hướng phát triểnnăng lực ở Hoa Kỳ với các đặc điểm về chức năng, cấu trúc và cách trình bày. Như vậy, việc nghiêncứu, phân tích chương trình và SGK Địa lí bậc trung học của Hoa Kỳ theo định hướng phát triểnnăng lực, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng cho việc xây dựng chương trình và SGKĐịa lí sau 2018 ở Việt Nam là hết sức cần thiết.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Chương trình và sách giáo khoa Địa lí theo định hướng phát triển năng lực Chương trình giáo dục tiếp cận năng lực (định hướng năng lực) nay còn gọi là dạy học địnhhướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỉ XX và ngày nay đã trởthành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển nănglực người học. Trong xu hướng đổi mới và cải cách giáo dục được nhiều quốc gia hướng tới là đổimới chương trình, SGK theo hướng tiếp cận năng lực. Từ định hướng chương trình phát triển nănglực, việc chuyển từ chương trình khung định hướng phát triển năng lực sang chương trình bộ mônvà SGK theo định hướng phát triển năng lực đã được thực hiện ở một số nước trên thế giới, trongđó có Hoa Kỳ từ những năm 1982 [2]. Trên thế giới, SGK là một đối tượng nghiên cứu quan trọng của khoa học giáo dục. Là mộttrong những yếu tố quyết định nhất đến chất lượng giáo dục của một quốc gia bên cạnh yếu tố giáoviên (GV), hệ thống tổ chức giáo dục và hệ thống chương trình giáo dục, SGK luôn được coi “làmột trong những đầu vào quan trọng nhất của giáo dục. Nội dung SGK phản ánh các tư tưởng cơbản về văn hoá của các dân tộc và thường là điểm khởi đầu cho các cuộc tranh luận và bàn cãi vềvăn hoá” (UNESCO) [2]. Nghiên cứu về SGK th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: