Danh mục

Đổi mới phương pháp dạy học các môn Lý luận chính trị theo định hướng phát triển năng lực

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 732.81 KB      Lượt xem: 33      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến khái niệm giáo dục theo định hướng năng lực và đề xuất các biện pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả dạy và học các môn Lý luận chính trị theo định hướng phát triển năng lực ở người học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới phương pháp dạy học các môn Lý luận chính trị theo định hướng phát triển năng lựcTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 3/2016 81 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Nguyễn Thu Hạnh, Nguyễn Ngọc Dung1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Trong xu thế đổi mới giáo dục ở bậc đại học hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học các môn Lý luận chính trị cũng được coi là một vấn đề mang tính cấp thiết. Đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực ở người học là một hướng đi mới, đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà giáo dục và của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến khái niệm giáo dục theo định hướng năng lực và đề xuất các biện pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả dạy và học các môn Lý luận chính trị theo định hướng phát triển năng lực ở người học. Từ khóa: Đổi mới phương pháp dạy học, định hướng phát triển năng lực, các môn lý luận chính trị.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục định hướng năng lực (hay giáo dục định hướng phát triển năng lực) đã và đangtrở thành một xu thế toàn cầu trong các nhà trường ở mọi cấp học. Chương trình cải cáchgiáo dục phổ thông sau năm 2015 cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam chínhthức công bố là một chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực ở ngườihọc. Với tư cách là lĩnh vực có sứ mệnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho xã hội,giáo dục đại học cũng không thể nằm ngoài xu thế đổi mới đó nhằm nâng cao chất lượngđào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và thờiđại. Giáo dục định hướng năng lực là một khái niệm rộng, bao hàm trong đó nhiều vấn đềliên quan như mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập…Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ bàn về vấn đề này ở góc độ coi định hướng phát1 Nhận bài ngày 07.03.2016 , gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016Liên hệ tác giả: Nguyễn Thu Hạnh, mail: nthanh@daihocthudo.edu.vnTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 3/2016 82triểnnăng lực người học là một cách tiếp cận mới trong đổi mới dạy học các môn Lý luậnchính trị ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay.2. NỘI DUNG2.1. Một số vấn đề chung về giáo dục định hướng năng lực Căn cứ vào quan điểm, mục tiêu của quá trình giáo dục, có hai cách tiếp cận: giáo dụcđịnh hướng nội dung và giáo dục định hướng năng lực. Giáo dục định hướng nội dung xuấtphát từ quan niệm giáo dục là quá trình truyền thụ kiến thức. Theo đó, mục tiêu của giáodục định hướng nội dung là truyền đạt hệ thống tri thức khoa học của các môn học đã đượcquy định trong chương trình giáo dục. Do đó, giáo dục định hướng nội dung chú trọng cácyếu tố đầu vào là nội dung kiến thức, chứ chưa chú ý đến khả năng ứng dụng tri thức củangười học [4, tr. 8-9]. Cách tiếp cận giáo dục định hướng năng lực xuất phát từ quan niệm giáo dục là quátrình phát triển năng lực của người học, chuẩn bị cho người học những năng lực cần thiếtđể bước vào cuộc sống. Giáo dục định hướng năng lực chú trọng chất lượng đầu ra củaviệc dạy học nhằm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất, năng lực vậndụng tri thức ở người học trong những tình huống khác nhau của cuộc sống và nghềnghiệp. Trong giáo dục định hướng năng lực, chương trình dạy học không quy định nhữngnội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáodục, trên cở sở đó định hướng việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giákết quả dạy học nhằm đạt được kết quả đề ra. Với sự phát triển ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động, giáo dục định hướngnăng lực hiện là một cách tiếp cận phù hợp đối với đổi mới giáo dục ở bậc đại học. Song songvới đó là sự thay đổi trong nhận thức về vai trò của người dạy ở bậc học này. Theo đó, ngườidạy không chỉ có nhiệm vụ đơn thuần là truyền đạt tri thức, mà là người tổ chức, người hỗ trợsinh viên tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức, qua đó phát triển các năng lực cần thiết để vậndụng tri thức vào thực tiễn một cách chủ động và hiệu quả.2.2. Hình thành những năng lực cho sinh viên thông qua dạy học các môn Lý luậnchính trị Năng lực, theo từ điển Tiếng Việt là “phẩm chất tâm lý, sinh lý tạo ra con người cókhả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”. Theo OECD (2002)thì “Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành côngnhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể”. Cũng theo OECD, năng lực trong hoạt động giáo dụcgồm 2 loại: - Năng lực chung: là năng lực cơ bản, thiết yếu để sinh viên có thể sống và làm việcbình thường trong xã hội như ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: