Danh mục

CHƯƠNG VI: BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

Số trang: 8      Loại file: doc      Dung lượng: 4.00 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu: Chương này sẽ nghiên cứu các loại hình bảo lãnh, quy trình thực hiện nghiệp vụbảo lãnh ngân hàng và những nội dung phân tích đề nghị bảo lãnh đối với khách hàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG VI: BẢO LÃNH NGÂN HÀNG CHƯƠNG VI: BẢO LÃNH NGÂN HÀNG • Mục tiêu: Chương này sẽ nghiên cứu các loại hình bảo lãnh, quy trình thực hiện nghiệp vụbảo lãnh ngân hàng và những nội dung phân tích đề nghị bảo lãnh đối với khách hàng. • Nội dung: 6.1. BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 6.1.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng Bảo lãnh là một dạng nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ 20trong thị trường nội địa nước Mỹ và đến những năm 70 bắt đầu được sử dụng trong các giao dịchthương mại quốc tế. Kể từ đó đên nay, với khả năng ứng dụng rộng rãi trong các loại giao dịch (tàichính, phi tài chính, thương mại, phi thương mại), vị trí bảo lãnh ngân hàng ngày càng được củng cố mộtcách chắc chắn ở trong nước và quốc tế, doanh số bảo lãnh của các ngân hàng trên thế giới gia tăngnhanh chóng. ở Việt Nam, khi nền kinh tế bắt đầu hội nhập (đầu năm 90), các hoạt động của ngân hàng cũngđa dạng hơn, trong đó nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh cũng ra đời và phát triển. Để tạo điều kiện chohoạt động bảo lãnh ngân hàng phát triển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành các văn bản pháplý cho hoạt động này như: QĐ 192/NH-QĐ (17/91992) về bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài,QĐ 196/NH14 (16/91994) về quy chế nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, QĐ 283/2000/QĐ-NHNN14(25/8/2000) về quy chế bảo lãnh ngân hàng để thay thế các văn bản trước đây. Bảo lãnh ngân hàng có thể hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau: - Xét theo khía cạnh học thuật, bảo lãnh ngân hàng là một hình thức tín dụng chữ ký, là hoạt độngkhông dùng đến vốn của ngân hàng - Theo luật TCTD Việt Nam quy định bảo lãnh ngân hàng là một trong các hình thức cấp tín dụng,được thực hiện thông qua sự cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thựchiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết. - Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem như một loại hình tài trợ ngoạithương, nhằm chống đỡ những tổn thất của người thụ hưởng bảo lãnh do sự vi phạm nghĩa vụ của bênđối tác liên quan. Trong nghiệp vụ bảo lãnh thường có ít nhất ba thành phần sau: - Người bảo lãnh là người phát hành bảo lãnh (ngân hàng) - Người được bảo lãnh là người yêu cầu bảo lãnh - Người thụ hưởng bảo lãnh là người nhận cam kết bảo lãnh Như vậy, một nghiệp vụ bảo lãnh không đơn thuần là quan hệ giữa NHBLvà người hưởng bảolãnh mà còn bao hàm những mối quan hệ, đó là: - Quan hệ giữa người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh. Đây là mối quan hệ gốc phát sinhyêu cầu bảo lãnh , trong mối quan hệ này, người được bảo lãnh có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện đốivới người hưởng bảo lãnh. - Quan hệ giữa NHBLvới người được bảo lãnh. Đây là quan hệ giữa ngân hàng cấp tín dụng vớikhách hàng hưởng tín dụng. 6.1.2. Chức năng bảo lãnh ngân hàng 6.1.2.1. Bảo lãnh là công cụ bảo đảm Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh, bằng việc cam kết chi trả bồi thường khi xảy racác biến cố vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh, các NHBLđã tạo ra một sự đảm bảo chắcchắn cho người thụ hưởng. Chính sự tin tưởng này tạo điều kiện cho hợp đồng được ký kết suông sẻ vàthuận lợi. Với chức năng này, NHBLcũng thường xuyên kiểm tra, giám sát tạo ra một áp lực thực hiệntốt hợp đồng, giảm thiểu vi phạm về phía người được bảo lãnh. 6.1.2.2. Bảo lãnh là công cụ tài trợ Bảo lãnh là công cụ tài trợ về mặt tài chính cho người được bảo lãnh. Thông qua người bảo lãnh,người được bảo lãnh không phải xuất quỹ, được thu hồi vốn nhanh chóng, được vay nợ hoặc được kéodài thời gian thanh toán tiền hàng, nộp thuế. Vì vậy, mặt dù không trực tiếp cấp vốn nhưng với việcphát hành bảo lãnh, ngân hàng đã giúp cho khách hàng được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như khiđược cho vay thực sự. 6.1.3. Các loại bảo lãnh ngân hàng 6.1.3.1. Theo bản chất của bảo lãnh - Bảo lãnh đồng nghĩa vụ: ngân hàng và người được bảo lãnh được xem là đồng nghĩa vụ, tuynhiên, khách hàng có nghĩa vụ đầu tiên, còn ngân hàng có nghĩa vụ bổ sung, nghĩa vụ bổ sung được thựchiện khi có các bằng cớ nghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm. - Bảo lãnh độc lập: cơ chế hoạt động của loại bảo lãnh này dựa trên 2 quy tắc là độc lập và hoàntoàn phù hợp. Theo đó, nghĩa vụ của ngân hàng hoàn toàn tách rời với nghĩa vụ của người được bảolãnh. Việc thanh toán chỉ căn cứ vào những điều kiện, điều khoản quy định trong văn bản bảo lãnh đượcthoả mãn. Tuy nhiên, tính độc lập của loại bảo lãnh này không hoàn toàn tuyệt đối mà phụ thuộc vào cácđiều kiện thanh toán đã được quy định trong văn bản bảo lãnh. 6.1.3.2. Theo mục đích bảo lãnh - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: nhằm chống đỡ rủi ro cho người thụ hưởng trong trường hợpngười cung cấp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng. Bảo lãnh này được thay thế cho yêu cầu kýquỹ mà người đặt hàn ...

Tài liệu được xem nhiều: