Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" có hai nguồn cảm hứng lớn, song hành, hài hòa và trộn lẫn vào nhau. Đó là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về con người lao động trong cuộc sống mới. Sự thống nhất của hai nguồn cảm hứng ấy được thể hiện qua kết cấu và hệ thống thi ảnh trong bài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề 8: Đoàn thuyền đánh cáCHUYÊN ĐỀ 8: “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận Theo admin Học văn lớp 9 – CH - https://www.facebook.com/hocvanlop9 * Cảm hứng chủ đạo: Bài thơ có hai nguồn cảm hứng lớn, song hành, hài hòa và trộn lẫn vào nhau. Đó là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về con người lao động trong cuộc sống mới. Sự thống nhất của hai nguồn cảm hứng ấy được thể hiện qua kết cấu và hệ thống thi ảnh trong bài. Về kết cấu, thời gian của bài thơ là nhịp tuần hoàn của vũ trụ ( từ lúc hoàng hôn đến lúc bình minh) cũng là thời gian hoạt động của đoàn thuyền đánh cá ( từ lúc ra khơi đến khi trở về). Không gian của bài thơ là một không gian lớn lao, kỳ vĩ với trời,biển, trăng, sao, sóng, gió; cũng là không gian của cảnh lao độ ng. * Chủ đề tư tưởng: Thông qua việc miêu tả cảnh lao động đánh cá của người ngư dân vùng biển Hạ Long, bài thơ ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển khơi; ngợi ca khí thế lao động hăng say, yêu đời của người lao động mới đã được giải phóng, đang làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời và đất nước: Tập làm chủ, tập làm người xây dựng Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên! … Yêu biết mấy, những con người đi tới Hai cánh tay như hai cánh bay lên Ngực dám đón những phong ba dữ dội Chân đạp bùn không sợ các loài sên! ( “Mùa thu mới” – Tố Hữu ). Đề 1: Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. I. Mở bài: Có lẽ, con người đẹp nhất là khi làm việc, say mê lao động, thực sự hòa mình vào thiên nhiên đất trời, hòa mình vào vũ trụ bao la… Huy Cận đã gửi gắm hồn mình qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” với một tình yêu cuộc sống thiết tha và say đắm! Bài thơ vừa là một bức tranh đẹp đẽ, vừa là khúc ca hào hùng về những người đánh cá trên biển cả bao la – những con người thực sự làm chủ biển trời, làm chủ cuộc đời mới! II. Thân bài: Mở đầu bài thơ là cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then,đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Bốn câu thơ có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệ t: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói về con người. Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp, cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của một bức tranh – bức tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu. Hai câu thơ đầu tả cảnh hoàng hôn trên biển, cũng là thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Nếu chỉ căn cứ vào thực tế sẽ thấy câu thơ có vẻ vô lí, bởi trên vịnh Hạ Long- ở hướng Đông,không thể thấy cảnh mặt trời xuống biển như thế, mà chỉ có thấy mặt trời mọc được thôi. Vậy thì ở đây, khi viết “Mặt trời xuống biển” tức là nhà thơ đã lấy điểm nhìn từ trên con thuyền đang ra khơi, giữa biển khơi nhìn về hướng Tây nơi bờ bãi. Lúc đó, xung quanh con thuyền chỉ là mênh mông sóng nước, mặt trời chỉ còn cách lặn xuống biển. Mặt trời xuống biển nhưng dường như không tàn lụi, không tắt. Nó như hòn lửa – một quả cầu lửa – đỏ rực, khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương. Biển cả bao la như nồng ấm hẳn lên. Vũ trụ giờ đây như một ngôi nhà khổng lồ. Những lượn sóng dài như chiếc then cài, còn màn đêm đang buông xuống là cánh cửa. Không gian, vũ trụ, biển cả như đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn. Những từ “xuống”,”cài”,”sập” cùng với hai chữ “lửa”,”cửa” có thanh trắc liền nhau, nối nhau tạo cảm giác về sự vận động của thời gian lúc này cũng nhanh, mạnh, gấp gáp hơn. Trên cái nền không gian ấy, vào đúng thời điểm ấy: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi” Đoàn thuyền lại ra khơi, tuần tự, nhịp nhàng như cái nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Chữ “lại” trong câu thơ đã diễn tả điều đó, cho ta hiểu đây là công việc, là hoạt động hàng ngày, thường xuyên của những ngư dân vùng biển. Và đó chỉ là một trong hàng trăm, hàng ngàn chuyến đánh cá đêm trên biển xa. Nhưng mỗi chuyến đi là mỗi hào hứng và hy vọng, là niềm vui lao động.Họ vui vì ra khơi mang theo câu hát -tiếng hát khỏe khoắn, vang xa, bay cao, hòa cùng gió trời, gió biển, thổi căng cánh buồm. Đó là tiếng hát của những ngư dân lao động được làm chủ thiên nhiên,trời biển, làm chủ đất nước, làm chủ công việc – “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Câu hát ấy còn thể hiện niềm mong ước thiết tha vừa hiện thực vừa lãng mạn: “ Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng, Đến dệt lưới ta,đoàn cá ơi!” Hiện thực bởi lẽ đó là niềm mơ ước đánh bắt được thật nhiều hải sản, nhiều cá tôm. Lãng mạn là vì cái mơ ước ấy đã được thể hiện qua cách diễn đạt thật đẹp đẽ thật sinh động gợi cho người đọc những liên tưởng thú vị:đoàn cá bơi ngang dọc trên biển như những chiếc thoi cửi đang dệt lên tấm lưới,dệt lên muôn luồng sáng cho biển khơi, cho con người.Cảnh đánh bắt cá trên biển là có thực, nhưng bài thơ không chỉ nhằm mục đích kể lại chuyện đánh cá mà quan trọng hơn là thông qua nội dung đó, tác giả muốn bộc lộ những ...