Danh mục

Chuyên đề Điều trị học: Phần 2

Số trang: 314      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.44 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung của phần 1 Tài liệu Điều trị học, phần 2 Tài liệu trình bày các nội dung: Điều trị lao và bệnh phổi, điều trị bệnh tiêu hóa, điều trị bệnh máu và cơ quan tạo máu, điều trị bệnh thần kinh, tổn thương dây thần kinh,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề Điều trị học: Phần 2 Chương 6ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO VÀ BỆNH PHỔI (Treatment of tuberculosis and lung disease) 13 ÁP XE PHỔI ( Lung abscess) 1. Định nghĩa và thuật ngữ. - Áp xe phổi là sự xuất hiện hang hoại tử trong nhu mô phổi trước đó không bịtổn thương do viêm phổi căn nguyên vi khuẩn ngoài lao. - Định nghĩa này loại trừ các nhiễm trùng thứ phát tại các hang đã tồn tại trước đó. -Viêm phổi hoại tử là sự xuất hiện các hang < 2cm do viêm phổi căn nguyên vikhuẩn cũng không xếp vào nhóm áp xe phổi. Tổn thương này hiếm gặp. - Thuật ngữ áp xe phổi thứ phát được dùng để chỉ áp xe phổi do vi khuẩn lantràn tới phổi theo đường máu, tổn thương đa ổ ở ngoại vi phổi, tiến triển nhanh, có ổnhiễm trùng tiên phát ở cơ quan khác và thường nằm trong bệnh cảnh nhiễm trùnghuyết do tụ cầu. 2. Các vi khuẩn thường gặp trong áp xe phổi. Tất cả các vi khuẩn gây viêm phổi đều có thể là căn nguyên của áp xe phổi.Thường nhiễm nhiều loại vi khuẩn đồng thời. Các vi khuẩn yếm khí hay gặp nhấtchiếm ( 90%). + Vi khuẩn yếm khí thường gặp: - Vi khuẩn gram (-): Bacteroides Fragilis, Bacteroides Gracilis, Fusobacterium,và nhóm Prevotella. - Vi khuẩn gram (+): Các vi khuẩn thuộc nhóm Peptostreptococcus vàStreptococcus microaerophilies, Actinomyces, Propionibacterium propionicum. + Vi khuẩn ái khí: Có thể là nguyên nhân đơn thuần hoặc kết hợp với vi khuẩnyếm khí trong áp xe phổi, hay gặp: - Staphylococcus aureus, Klebcielle pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa. Đâylà các vi khuẩn thường gặp trong áp xe phổi do viêm phổi bệnh viện ở người già. 3. Chẩn đoán ( Xem thêm bài viêm phổi cấp tính) 3.1. Lâm sàng: - Hay xảy ra ở người nghiện rượu, suy giảm miễn dịch, bệnh lý nhiễm khuẩnrăng miệng, sau gây mê nội khí quản, hoặc mở khí quản. - Khởi phát đột ngột và tiến triển: 14 + Hội chứng nhiễm trùng: Sốt cao, có thể có rét run, bạch cầu tăng cao, tỷ lệphần trăm bạch cầu đa nhân trung tính tăng. + Ho khạc đờm, đau ngực, khó thở, đờm có thể có mùi thối (căn nguyên vikhuẩn yếm khí), có thể có ho máu. Đờm mủ màu sôcôla trong áp xe phổi do amíp.Khai thác kỹ bệnh sử có thể thấy dấu hiệu ộc mủ: Bệnh nhân ho khan, sau 5 - 7ngày, xuất hiện ho khạc ra nhiều đờm mủ, sau đó sốt, đau ngực giảm, nhưng khônghết. + Hội chứng đông đặc, hội chứng hang. + Các triệu chứng tiến triển năng dần kèm theo suy sụp toàn thân nhanh. + Điều trị kháng sinh đúng các triệu chứng giảm sau 1 -2 tuần, tổn thương Xquang hết sau 8 - 12 tuần. 3.2. X quang lồng ngực. - Cho phép xác định ổ áp xe: hang trong nhu mô phổi có mức khí nước trênphim thẳng nghiêng, khi cần thiết có thể chụp CT lồng ngực. - Phân biệt ổ áp xe trong nhu mô phổi với ổ mủ khu trú trong lồng ngực dựa vàodấu hiệu: đường kính ổ áp xe trên phim thẳng và phim nghiêng bằng nhau, trongtràn dịch màng phổi khu trú đường kính trên phim nghiêng lớn hơn phim thẳng.Chẩn đoán xác định dựa vào phim chụp CT lồng ngực. - Mủ màng phổi, che lấp ổ áp xe, phải dựa vào các phim X quang chụp trướchoặc chụp CT lồng ngực - Tổn thương thành ngực trong áp xe phổi do Actinomyces. - Áp xe phổi do amíp thường khu trú ở bên phải, tổn thương xóa nhanh sau dùngMetronidazol, Flagyl. 3.3. Chẩn đoán vi khuẩn học: - Chẩn đoán vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ rất cần thiết trong điều trịáp xe phổi. Đặc biệt áp xe phổi trong bệnh viện, thường do các vi khuẩn khángthuốc. Các phương pháp gồm: + Soi nhuộm gram đờm xác định nhóm vi khuẩn. + Cấy định lượng vi khuẩn trong đờm, hoặc dịch rửa phế quản. + Cấy dịch rửa hoặc chải phế quản có bảo vệ, tránh tạp nhiễm các vi khuẩn vùng hầuhọng. 15 + Chọc hút dịch phế quản qua sụn giáp nhẫn. + Chọc hút dịch mủ trong ổ áp xe qua thành ngực. + Chọc hút dịch mủ màng phổi. + Cấy máu. + Xét nghiệm các bệnh phẩm soi AFB, cấy tìm BK. + Khi nghi ngờ áp xe phổi do amíp, soi tươi tìm amíp thể hoạt động, xét nghiệmmiễn dịch huỳnh quang. - Để nuôi cấy vi khuẩn yếm khí cần lấy và đựng bệnh phẩm trong môi trườngyếm khí và vận chuyển nhanh đến labô xét nghiệm . 4. Chẩn đoán phân biệt. Chẩn đoán phân biệt với các bệnh phổi có hang như: - Hang ung thư hoại tử có hoặc không nhiễm trùng. Chẩn đoán xác định qua soiphế quản hoặc sinh thiết các cơ quan di căn. - Nhồi máu phổi: Hoại tử hang 10% ở thuỳ trên. Chẩn đoán xác định bằng chụp mạch. - Hang lao: Mức dịch trong hang lao thường thấp, xét nghiệm AFB đờm (+). - Kén khí nhiễm khuẩn. - Bệnh hiếm gặp như: Nấm phổi Blastomyces homienis, u nấm Aspegillus, phổibiệt lập nhiễm khuẩn ( thường ở thuỳ dưới trái). 5. Điều trị. 5.1. Điều trị nội khoa: bao gồm: kháng sinh và dẫn lưu mủ. 5.1.1. Kháng sinh: - Lựa chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ. - Khi chưa có ...

Tài liệu được xem nhiều: