Danh mục

Giáo trình Điều trị học nội khoa (Tập I): Phần 1

Số trang: 197      Loại file: pdf      Dung lượng: 893.57 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Điều trị học nội khoa (Tập I): Phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Đại cương về y học lâm sàng, tiếp xúc với người bệnh và đạo đức trong y học lâm sàng, dự phòng bệnh tật, ảnh hưởng của môi trường và địa dư môi trường đến bệnh nội khoa, điều trị bệnh tim - mạch, điều trị rối loạn nhịp tim, suy tim mạn tính,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Điều trị học nội khoa (Tập I): Phần 1 Chương I ĐẠI CƯƠNG VỀ Y HỌC LÂM SÀNG 13 TIẾP XÚC VỚI NGƯỜI BỆNH VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG Y HỌC LÂM SÀNG Phương pháp tiếp xúc với người bệnh và đạo đức trong y học lâm sàng là chủ đề mở đầu trước khi thực hiện những hành vi khác của người thầy thuốc. Đã là mở đầu bao giờ cũng khó khăn (vạn sự khởi đầu nan) nhưng nhờ có những nguyên lý y học được đúc kết giúp thầy thuốc vượt qua. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu những nguyên lý trong chương đại cương điều trị học. 1. Tiếp xúc với người bệnh. + Quan hệ giữa người bệnh và thầy thuốc là quan hệ giữa người với người. Vì vậy có giao tiếp, bình đẳng, khách quan, tôn trọng, trách nhiệm, giúp đỡ để đạt mục tiêu cuối cùng là chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh đúng và đạt hiệu quả cao nhất. - Quan hệ giao tiếp ở các khoa lâm sàng có nhiều đối tượng khác nhau: gia đình của người bệnh, đồng nghiệp, học sinh... nhưng quan trọng nhất là với người bệnh. Chào hỏi thân tình, đúng mực và lễ độ là sự khởi đầu không thể thiếu; ở các nước phát triển, đối với người bệnh là người lớn, bất kể ở tuổi nào thầy thuốc đều xưng hô là ông - bà; còn ở nước ta có phân biệt cụ, ông, bà, chú, bác, anh, chị... - Quan hệ bình đẳng khách quan đáng chú ý khi người bệnh trẻ tuổi, là chiến sỹ, công nhân, nông dân... quan trọng nhất là tránh sự áp đặt bệnh tật, thiếu kiên nhẫn khi thấy người bệnh có nhiều bệnh, khó tính, nóng nảy, đưa ra nhiều yêu cầu quá mức... - Tôn trọng người bệnh: do bệnh tật nên người bệnh bị giảm sút sức khoẻ, thay đổi tâm sinh lý, nên có những việc bình thường dù cố gắng vẫn không thực hiện được, không vì thế mà thiếu tôn trọng với người bệnh. - Trách nhiệm cao nhất của người thầy thuốc là bảo đảm sức khoẻ cho người bệnh cả thể chất lẫn tinh thần. - Giúp đỡ: người bệnh cần được giúp đỡ những việc ở bệnh viện, giúp đỡ thực hiện những biện pháp điều trị... chú ý đến giường nằm, dây dẫn khí thở, ánh sáng, ống thông, dây dẫn kim loại... Những người phục vụ: y tá điều dưỡng, y tá cấp cứu, trợ việc cho bác sỹ khi tiến hành kỹ thuật, nhân viên xã hội, kỹ thuật viên, bác sỹ điều trị vật lý, ngư ời vận chuyển, xét nghiệm viên, buồng tối Xquang, tín hiệu âm thanh... tất cả đều tác động đến người bệnh. + Hiện nay xã hội đòi hỏi y tế phát triển theo xu hướng sau: 14 - Giảm chi phí y tế. - Phát triển tự động hóa trong chẩn đoán và điều trị. - Nâng cao tỷ lệ sống tùy thuộc địa phương (vùng địa lý). - Phát triển các cơ sở theo dõi duy trì sức khoẻ (HMOs: health - maintenance organizations). - Tăng số lượng bác sỹ bảo vệ sức khoẻ riêng. - Tăng cường các biện pháp vận chuyển, cấp cứu nhanh kịp thời (express). + Khi tiếp xúc với người bệnh, người thầy thuốc phải làm và đưa ra những quyết định: - Khai thác bệnh sử. - Khám lâm sàng. - Phương pháp cận lâm sàng: . Xét nghiệm máu. . Xét nghiệm nước tiểu. . Xét nghiệm phân. . Xét nghiệm dịch, tổ chức và chất thải tiết khác. . Điện tim đồ, theo dõi monitoring, Holter. . Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh: Xquang, siêu âm, CT - scanner, MRI, xạ hình, mô bệnh học. + Chẩn đoán bệnh. + Những vấn đề điều dưỡng cần chú ý: - Đưa ra các biện pháp điều trị. - Lựa chọn thuốc điều trị. - Điều trị bệnh ở người già. - Bệnh ở phụ nữ. - Lời khuyên đối với người bệnh. - Điều trị trong thời gian nằm viện. - Hướng dẫn người bệnh vận động. - Điều trị những bệnh khác kết hợp. - Chi phí điều trị đúng mức. - Những vấn đề phục vụ nghiên cứu và giảng dạy. - Bệnh không chữa được. - Chết não, chết lâm sàng, chết sinh vật. - Đưa ra mệnh lệnh ngừng cấp cứu điều trị. 15 2. Đạo đức trong y học lâm sàng. + Tôn trọng quyền tự chủ của người bệnh, trao đổi những thông tin mà người bệnh quan tâm như: chẩn đoán, tiên lượng, hy vọng trong điều trị bệnh. Trong tình trạng cấp cứu họ muốn sớm được điều trị không phải chịu đựng đau đớn kéo dài, nguy hiểm đến tính mạng. Khi người bệnh đưa ra những yêu cầu thì thầy thuốc không được từ chối, mà cần đáp ứng nhưng không được quá mức, nhất là khi liên quan đến máy tim - phổi ngoài cơ thể, những kỹ thuật can thiệp. + Khả năng vượt qua những phương pháp cứu chữa: - Thầy thuốc phải hỏi người bệnh có nguyện vọng gì? Nếu tình trạng người bệnh bị suy giảm trí tuệ, rối loạn ý thức thì phải hỏi những người có thể trả lời thay, thường là những người thân trong gia đình được người bệnh tin cậy như bố, mẹ, vợ, con của họ. - Thông báo cho người bệnh biết ai là người thay thế họ, ai là người thực hiện can thiệp y học, đối thoại miệng trước khi can thiệp. Hầu hết những người bệnh được cứu chữa trở về với cuộc sống, tiếp tục công việc của mình, đó là niềm hạnh phúc cao quý đối với người bệnh và thầy thuốc. + Quyết định can thiệp hỗ trợ sống: mặc dù y học đã có nhiều tiến bộ kể cả trình độ thầy thuốc và trang bị, nhưng khi người bệnh ở trạng thái nặng, mất não thì khả năng cứu sống người bệnh là rất khó khăn. Trước tình hình đó người thầy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: