Danh mục

Chuyên đề Dược lý lâm sàn: Phần 2

Số trang: 441      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.61 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 23,000 VND Tải xuống file đầy đủ (441 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1 của Tài liệu Dược lý lâm sàndo Lê Đình Sáng thực hiện phần 2 có nội dung giới thiệu đến các bạn kiến thức về phương pháp kê đơn với các vấn đề được trình bày như sau: Thuốc ngủ và rượu, thuốc tê, thuốc an thần kinh và thuốc tâm thần, thuốc an thần chủ yếu, thuốc chưa động kinh, thuốc chống lao, thuốc điều trị phong, ... Tham khảo để mở rộng thêm kiến thức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề Dược lý lâm sàn: Phần 2 + Nordazepam ( TK : desmethyldiazepam ), ( BD : nordax, praxadium, vegesan ). + Oxazolam ( BD : convertal, hializan, quiadon, serenal… ) + Pinazepam ( BD : domar, duna… ) + Prazepam ( BD : demetrin, reapam…) 3. MEPROBAMAT : 3.1. Tên khác : meprotanum, procalmadiol 3.2. Biệt dược : andaxin, arcoban, bamo, equanil, palpipax, pax, protran… 3.3. Đặc điểm tác dụng : Tác dụng ở giữa barbbiurat và BZD. Các chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn : như BZD. Nay ít dùng. 4. THUỐC AN THẦN KHÁNG HISTAMIN : 4.1. Đại diện : Hydroxyzin. 4.1.1. Biệt dược: atarax, durax, lenopax, masmoran, vistaril… 4.1.2. Tác dụng dược lý : - An thần. - Giãn cơ trung ương - Giãn phế quản - Giảm đau - Chống rối loạn nhịp tim. 4.2. Các thuốc khác : các thuốc kháng histamin thế hệ I PHƯƠNG PHÁP KÊ ĐƠN ( Dựa theo Quy chế kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn, ban hành kèm theo Quyết định số 1847/2003/QĐ-BYT ngày 28/5/2003 ) 1. ĐẠI CƯƠNG : 1.1. Khái niệm về đơn thuốc : Đơn thuốc là một văn bản chuyên môn mang tính chất pháp lý của người thày thuốc, quy định chế độ điều trị, ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh và quy định chế độ pha chế, cấp phát, bán thuốc cho cán bộ dược. 1.2. Nhóm thuốc phải kê đơn và bán theo đơn : + Thuốc gây nghiện. + Thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc. + Thuốc độc bảng A, B. + Thuốc kháng sinh. + Thuốc nội tiết ( trừ thuốc tránh thai ) + Thuốc tim mạch. + Dịch truyền. 1.3. Yêu cầu của một đơn thuốc : + Cần phải ghi đầy đủ tất cả các mục trong đơn. Đơn thuốc phải được viết bằng bút mực hoặc bút bi, không được viết bằng bút chì. + Cần phải viết rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu. Không được viết tắt hoặc viết công thức hóa học trong đơn. + Đơn viết sai phải viết lại đơn khác, không được tẩy xóa hoặc viết đè lên. + Đơn thuốc phải được in sẵn phần thủ tục hành chính trong đơn trên giấy tốt để bảo đảm rõ ràng, mạch lạc. 2. THÀNH PHẦN ĐƠN THUỐC : 2.1. Thủ tục hành chính : 2.1.1. Tên và địa chỉ của cơ sở y tế, bệnh viện quản lý đơn thuốc ( kèm theo số điện thoại nếu có ) : 2.1.2. Mẫu số, số thứ tự của đơn thuốc : 2.1.3. Họ và tên bệnh nhân, tuổi, giới tính : Bệnh nhi ≤ 24 tháng tuổi : cần phải ghi rõ số tháng tuổi và phải ghi thêm tên bố ( hoặc mẹ ) sau tên bệnh nhân. 2.1.4. Địa chỉ người bệnh : + Thành phố : số nhà, đường phố, tên thành phố. + Nông thôn : thôn ( xóm ), xã, huyện, tỉnh. 2.1.5. Chẩn đoán : +Chẩn đoán xác định: xơ gan khoảng cửa giai đoạn mất bù. + Chẩn đoán sơ bộ : theo dõi loét hành tá tràng. + Ghi triệu chứng, hội chứng chính : sốt cao chưa rõ nguyên nhân... + Với những bệnh có ảnh hưởng lớn tới tâm lý của bệnh nhân và những người xung quanh thì ghi các ký hiệu của bệnh : Ví dụ : Ung thư: K ( cancer ); Giang mai: siphylis, e ( ep-si-lon ); Lao : tbc, j... 2.1.6. Ngày tháng kê đơn :2.1.7. Họ và tên, chữ ký của người thày thuốc : 2.2. Phần chuyên môn : 2.2.1. Tên thuốc : * Phải ghi tên thuốc theo danh pháp quốc tế ( INN, DCI ) với thuốc có một thành phần hoặc tên biệt dược đang lưu hành trên thị trường nếu thuốc có nhiều thành phần. Không được viết tắt, viết công thức hóa học. + Thuốc có một thành phần : amoxicilin, cimetidin, omeprazol... + Tên biệt dược nếu thuốc có nhiều thành phần : becozym, homtamin, thalamonal... * Mỗi tên thuốc phải ghi vào một dòng, chữ cái đầu tiên viết in hoa. * Nếu trong đơn thuốc có nhiều loại thuốc thì cần ghi theo thứ tự : - Vị thuốc chính có tác dụng chữa bệnh. - Thuốc làm tăng tác dụng của thuốc chính. - Thuốc điều trị triệu chứng ( nếu có ). - Thuốc bồi dưỡng toàn thân. 2.2.2. Hàm lượng thuốc : * Hàm lượng thuốc : là lượng thuốc nguyên chất có trong một đơn vị thành phẩm. Trong đơn thuốc, hàm lượng thuốc được ghi ngay bên cạnh tên thuốc trên cùng một dòng. * Ví dụ : - Gentamicin 80 mg - Atropin 0,25 mg. - Penicilin G 1.000.000 IU 2.2.3. Liều lượng thuốc ( tổng liều ) : * Là lượng thuốc dùng trong cả đợt điều trị. * Ví dụ : - Amoxicilin 0,50 g - 50 viên. - Vitamin C 0,10 g ´ 100 viên. 2.2.4. Cách dùng thuốc : + Đường dùng : uống hay tiêm, thụt hậu môn, bôi, đặt hậu môn... + Liều lượng thuốc cho một lần dùng và số lần dùng trong ngày. * Chú { khi kê đơn thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc thì phải viết thêm số 0 ở phía trước nếu số lượng thuốc chỉ có một con số. VD: Diazepam 5 mg ´ 05 viên + Những chỉ dẫn đặc biệt : ngậm dưới lưỡi; nuốt, không được nhai viên thuốc; uống lúc no; uống trước khi đi ngủ; tiêm bắp sâu; tiêm tĩnh mạch chậm; thử phản ứng trước khi tiêm ... 2.2.5. Lời dặn của thầy thuốc : * Ví dụ : kê đơn cho bệnh nhân thấp tim ổn định. Aspirin pH8 0,50 g ´ 50 viên. Uống mỗi lần 2 viên, ngày 3 lần, sau bữa ăn. Lời dặn : Đề nghị miễn lao động động nặng một tháng. 3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHI KÊ ĐƠN : 3.1. Đơn vị : 3.1.1. Trọng lượng : * Hay dùng : gam. Ví dụ : 0,5 gam viết là 0,5 g hoặc 0,50. * Đơn vị nhỏ quá : miligam ( mg ), microgam ( mcg, mg ) * Chú ý : không viết dạng phân số ( 1/4 mg ) mà viết 0,25 mg. 3.1.2. Thể tích : mililit ( ml ). * Ví dụ : siro nutroplex ´ 120 ml. * N ...

Tài liệu được xem nhiều: