Danh mục

Chuyên đề phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia và lập kế hoạch

Số trang: 60      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.10 MB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khuyến nông được hình thành và phát triển gắn liền với phát triển sánh xuất nông lâm nghiệp nhằm mục đích xã hội hoá nền sản xuất nông lâm. Vì vậy mọi quốc gia đều có cácc chương trình, hoạt động khuyến nông. Khuyến nông thực chất là mọi cố gắng của Chính phủ, cộng đồng, nông dân trong việc khuyến khích, mở rộng phát triển nông-lâm-ngư nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia và lập kế hoạch Chuyên đề Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia và lập kế hoạch Chuyên đề PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NÔNG THÔN CÓ SỰ THAM GIA và LẬP KẾ HOẠCH KHUYẾN NÔNG Nội dung: Tập huấn nghiệp vụ đối tượng giảng viên Khuyến nông, Khuyến nông viên các cấp và nông dân chủ chốt năm 2006. Đơn vị: Trung tâm Khuyến Nông Tỉnh Đồng Nai Thời gian: 01 buổi ngày 6/4/2006 Mục đích 1. Thành viên lớp tập huấn sử dụng thông thạo các công cụ PRA 2. Có thể sử dụng các công cụ PRA như là bộ công cụ cơ bản để thiết lập kế hoạch 3. Có kỹ năng và kiến thức để đào tạo lại PRA cho các đối tượng khác Nội dung chính Phần 1: Khuyến nông và vai trò của người dân 1. Vai trò của khuyến nông trong phát triển nông thôn 2. Thế nào là khuyến nông có sự tham gia của người dân Phần 2: Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) 1. Khái niệm 2. Tóm tắt lịch sử phát triển PRA và thực tế áp dụng ở Việt Nam 3. Bộ công cụ PRA - một số nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản khi sử dụng công cụ của PRA 4. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng một số công cụ PRA trong hoạt động khuyến nông 5. Phân tích, tổng hợp kết quả PRA và viết báo cáo Phần 3: Sử dụng PRA trong hoạt động khuyến nông 1. Xây dựng kế hoạch hoạt động khuyến nông có người dân tham gia 2. Nghiên cứu ứng dụng có sự tham gia 3. Sử dụng PRA trong việc đánh giá nhu cầu tín dụng và xây dựng khả năng sử dụng vốn có hiệu quả ở cộng đồng 4. Sử dụng PRA trong đào tạo và chuyển giao kiến thức cho người dân Phần 4: Một số kỹ năng cần có trong quá trình tiến hành PRA và trong lập kế hoạch khuyến nông 1. Một số kỹ năng trong quá trình tiến hành PRA 2. Một số kỹ năng trong lập kế hoạch khuyến nông 1 Tài liệu tham khảo 1. Lê Hưng Quốc, Đỗ Văn Nhuận, Chu Thị Hảo, Phạm Đức Tuấn, Nguyễn Văn Nghiêm, Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) trong hoạt động khuyến nông, NXB Nông nghiệp, 1998. 2. Dự án nâng cao năng lực Xóa đói giảm nghèo Khu vực Miền Trung-(CACERP), Áp dụng công cụ PRA lập kế hoạch phát triển thôn/bản và kế hoạch phát triển xã (VDP & CDP) 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Tổng kết hoạt động khuyến nông, 2005. 4. Võ Văn Thoan, Bài giảng Lâm nghiệp xã hội đại cương. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Tài liệu tâp huấn khuyến nông, NXB Nông Nghiệp, 2001. 2 Phần 1 KHUYẾN NÔNG VÀ VAI TRÕ CỦA NGƢỜI DÂN 1. VAI TRÕ CỦA KHUYẾN NÔNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1.1. Tại sao cần phải khuyến nông? Khuyến nông được hình thành và phát triển gắn liền với phát triển sánh xuất nông lâm nghiệp nhằm mục đích xã hội hoá nền sản xuất nông lâm. Vì vậy mọi quốc gia đều có cácc chương trình, hoạt động khuyến nông. Khuyến nông thực chất là mọi cố gắng của Chính phủ, cộng đồng, nông dân trong việc khuyến khích, mở rộng phát triển nông-lâm-ngư nghiệp. Ở nước ta, 80% dân số sống ở các vùng nông thôn với 70% lao động xã hội để sản xuất ra những nông sản thiết yếu cung cấp cho toàn bộ xã hội như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và dịch vụ... chiếm 37% giá trị sản phẩm xã hội. Vai trò của nông thôn và nông nghiệp rất to lớn trong quá trình xây dựng lại đất nước. Nhưng ở nhiều vùng nông thôn, mức sống và trình độ dân trí còn rất thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ sản xuất còn lạc hậu. Đây là những thách thức lớn trong phát triển nông nghiệp và nông thôn. Khuyến nông được coi là một trong những con đường để góp phần giải quyết những thách thức đó. Nông dân luôn gắn liền với nông nghiệp, là bộ phận cốt lõi của nông thôn và cũng là chủ thể trong quá trình phát triển nông thôn. Nhưng trong mối quan hệ với bên ngoài cộng đồng như các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ chuyên môn, các cán bộ phát triển nông thôn, cán bộ khuyến nông... họ bị những hàng rào về kiến thức, phong tục, giới tính, ngôn ngữ, thể chế chính sách... ngăn cách. Khuyến nông là nhịp cầu vượt qua các hàng rào ngăn cách đó để nông dân và những người bên ngoài cộng đồng có cơ hội học hỏi, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm để cùng phát triển sản xuất và phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Khuyến nông còn tạo ra cơ hội cho nông dân trong cộng đồng cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, truyền bá kiến thức và giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau và phát triển cộng đồng của họ. Công tác khuyến nông ngày càng trở nên không thể thiếu được ở mỗi địa phương, mỗi làng bản và đối với từng hộ nông dân. Vì vậy khuyến nông cần phải được tăng cường củng cố và phát triển. 1.2. Quan hệ khuyến nông đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn nhƣ thế nào? Khuyến nông là cầu nối giữa nông dân với: (1) Nhà nước, (2) Nghiên cứu, (3) Môi trường, (4) Thị trường, (5) Nông dân giỏi, (6) Các doanh nghiệp, (7) Các đoàn thể, (8) Các ngành có liên quan, và (9) Quốc tế. 3 Sơ đồ 1.1. Khuyến nông như là nhịp cầu nối giữa nông dân với những người bên ngoài cộng đồng (1) Nhà nước (2) Nghiên cứu (3) Môi trường (4) Thị trường CẦU NÔNG DÂN KHUYẾN (5) Nông dân giỏi NÔNG (6) Các doanh nghiệp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: