Chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở xã Thạch Khôi thành phố Hải Dương
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 276.32 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp ở hợp tác xã Thạch Khôi hiện nay là một trong những vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và nâng cao đời sống của nông dân nói riêng. Việc làm này xuất phát từ đòi hỏi khách quan nhằm tăng thu nhập và đảm bảo sự phát triển bền vững của người nông dân, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, làm phong phú thêm sản phẩm nông nghiệp trên thị trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở xã Thạch Khôi thành phố Hải Dương JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. Science., 2010, Vol. 55, No. 7, pp. 139-146 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG Ở XÃ THẠCH KHÔI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG Đàm Văn Bắc Trường Cao đẳng Hải Dương 1. Mở đầu Canh tác lúa là một trong những hoạt động quan trọng của nông nghiệp Việt Nam. Trồng lúa không những đảm bảo an ninh lương thực cho hơn 80 triệu người dân trong nước mà còn tạo ra gạo xuất khẩu đem lại nguồn lợi lớn cho đất nước. Trong thời kì 2000 - 2008, sản xuất lúa ở nước ta tăng trung bình 2 - 3%. Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây đạt mức 4 đến 5 triệu tấn/năm, góp phần cân đối vật tư nhập khẩu phục vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập từ việc trồng lúa đang có xu hướng giảm nhanh do hiệu quả thấp so với các cây trồng khác. Sản xuất lúa là hoạt động quan trọng trong việc cung cấp lương thực nhưng không thể giúp nông dân vươn lên làm giàu. Trong quá trình chuyển đổi hiện tại của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, nhất là thị trường nông sản, thu nhập của nông dân những vùng trồng lúa rất thấp và phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi của giá lúa. Vì vậy, vấn đề cấp thiết của nông dân những vùng trồng lúa là tìm hướng đi trong việc đa dạng hóa cây trồng nhằm tăng thu nhập. Hiện nay, nông nghiệp nước ta có những biến đổi đáng kể, ngay cả trong nội bộ ngành trồng trọt, cây công nghiệp, cây ăn quả đã phát triển mạnh biểu hiện tính cấp bách về sự đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Người trồng lúa đã và đang mở rộng diện tích trồng nhiều loại cây khác nhau nhằm giảm sự rủi ro của các yếu tố thị trường cũng như tiến tới một nền nông nghiệp đa canh và bền vững hơn. Hợp tác xã nông nghiệp Thạch Khôi thuộc xã Thạch Khôi, ngoại thành thành phố Hải Dương. Nằm ở cửa ngõ phía nam của thành phố Hải Dương, có vị trí địa lí thuận lợi. Đây là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm nông sản và cũng là điểm thuận lợi về giao thông, có đường 39B nối liền thành phố Hải Dương với thành phố Hưng Yên, Thạch Khôi trở thành nơi cung cấp hàng hóa nông sản cho thành phố Hải Dương và các tỉnh lân cận, đặc biêt là các tỉnh miền Trung. Từ khi có đường lối đổi mới tư duy kinh tế, với hệ thống các công trình thủy lợi được đầu tư khá toàn diện 139 Đàm Văn Bắc và ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học kĩ thuật, sản xuất nông nghiệp phát triển khá mạnh. Bên cạnh đó, Thạch Khôi còn có vị trí thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Trong cơ chế kinh tế thị trường, vấn đề hiệu quả kinh tế được đặt lên hàng đầu đối với mọi hoạt động sản xuất. Vì vậy, có thể nói, thị trường nông sản là nhân tố quyết định đảm bảo cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả không những hoàn vốn mà còn có lãi cao. Nó là căn cứ đầu tiên để người sản xuất lựa chọn cây trồng và hệ thống canh tác có hiệu quả. Cùng với truyền thống cần cù, sáng tạo và nhanh nhạy với thị trường, đội ngũ lãnh đạo hợp tác xã Thạch Khôi dám nghĩ dám làm, lãnh đạo nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Trong những năm qua, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, nông nghiệp Thạch Khôi có sự chuyển dịch cả về giá trị sản xuất và cơ cấu. Điều này được thể hiện qua bảng 1. Bảng 1. Giá trị sản xuất nông nghiệp xã Thạch Khôi (Giá cố định 1994 - đơn vị: triệu đồng) Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Dịch vụ NN 2000 22814 15599 5234 1569 412 2005 18458 12477 4180 1178 623 2008 21196 11318 7712 1447 719 2009 20833 10907 7810 1394 722 Như vậy, giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 2 tỷ đồng (từ 22,8 tỷ đồng xuống còn 20,8 tỷ đồng). Trong đó, trồng trọt giảm mạnh nhất (giảm 1,43 lần); thủy sản giảm 1,12 lần. Bên cạnh đó, chăn nuôi tăng gần 1,5 lần; dịch vụ nông nghiệp tăng 1,75 lần. Do tốc độ tăng, giảm không đều giữa các phân ngành trong nông nghiệp như đã phân tích ở trên nên cơ cấu nông nghiệp của xã có sự thay đổi. Sự thay đổi này được thể hiện khá rõ trong Biểu đồ 1. Nhìn trên biểu đồ, ta thấy cơ cấu nông nghiệp của xã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng mạnh của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; giảm mạnh của ngành trồng trọt, trong khi ngành thủy sản không có sự thay đổi. 140 Chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở xã Thạch Khôi thành phố Hải Dương Biểu đồ 1. sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp xã Thạch Khôi 2.2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng Nhờ ưu thế về vị trí địa lí, nằm ở trung tâm đồng bằng sông H ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở xã Thạch Khôi thành phố Hải Dương JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. Science., 2010, Vol. 55, No. 7, pp. 139-146 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG Ở XÃ THẠCH KHÔI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG Đàm Văn Bắc Trường Cao đẳng Hải Dương 1. Mở đầu Canh tác lúa là một trong những hoạt động quan trọng của nông nghiệp Việt Nam. Trồng lúa không những đảm bảo an ninh lương thực cho hơn 80 triệu người dân trong nước mà còn tạo ra gạo xuất khẩu đem lại nguồn lợi lớn cho đất nước. Trong thời kì 2000 - 2008, sản xuất lúa ở nước ta tăng trung bình 2 - 3%. Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây đạt mức 4 đến 5 triệu tấn/năm, góp phần cân đối vật tư nhập khẩu phục vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập từ việc trồng lúa đang có xu hướng giảm nhanh do hiệu quả thấp so với các cây trồng khác. Sản xuất lúa là hoạt động quan trọng trong việc cung cấp lương thực nhưng không thể giúp nông dân vươn lên làm giàu. Trong quá trình chuyển đổi hiện tại của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, nhất là thị trường nông sản, thu nhập của nông dân những vùng trồng lúa rất thấp và phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi của giá lúa. Vì vậy, vấn đề cấp thiết của nông dân những vùng trồng lúa là tìm hướng đi trong việc đa dạng hóa cây trồng nhằm tăng thu nhập. Hiện nay, nông nghiệp nước ta có những biến đổi đáng kể, ngay cả trong nội bộ ngành trồng trọt, cây công nghiệp, cây ăn quả đã phát triển mạnh biểu hiện tính cấp bách về sự đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Người trồng lúa đã và đang mở rộng diện tích trồng nhiều loại cây khác nhau nhằm giảm sự rủi ro của các yếu tố thị trường cũng như tiến tới một nền nông nghiệp đa canh và bền vững hơn. Hợp tác xã nông nghiệp Thạch Khôi thuộc xã Thạch Khôi, ngoại thành thành phố Hải Dương. Nằm ở cửa ngõ phía nam của thành phố Hải Dương, có vị trí địa lí thuận lợi. Đây là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm nông sản và cũng là điểm thuận lợi về giao thông, có đường 39B nối liền thành phố Hải Dương với thành phố Hưng Yên, Thạch Khôi trở thành nơi cung cấp hàng hóa nông sản cho thành phố Hải Dương và các tỉnh lân cận, đặc biêt là các tỉnh miền Trung. Từ khi có đường lối đổi mới tư duy kinh tế, với hệ thống các công trình thủy lợi được đầu tư khá toàn diện 139 Đàm Văn Bắc và ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học kĩ thuật, sản xuất nông nghiệp phát triển khá mạnh. Bên cạnh đó, Thạch Khôi còn có vị trí thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Trong cơ chế kinh tế thị trường, vấn đề hiệu quả kinh tế được đặt lên hàng đầu đối với mọi hoạt động sản xuất. Vì vậy, có thể nói, thị trường nông sản là nhân tố quyết định đảm bảo cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả không những hoàn vốn mà còn có lãi cao. Nó là căn cứ đầu tiên để người sản xuất lựa chọn cây trồng và hệ thống canh tác có hiệu quả. Cùng với truyền thống cần cù, sáng tạo và nhanh nhạy với thị trường, đội ngũ lãnh đạo hợp tác xã Thạch Khôi dám nghĩ dám làm, lãnh đạo nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Trong những năm qua, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, nông nghiệp Thạch Khôi có sự chuyển dịch cả về giá trị sản xuất và cơ cấu. Điều này được thể hiện qua bảng 1. Bảng 1. Giá trị sản xuất nông nghiệp xã Thạch Khôi (Giá cố định 1994 - đơn vị: triệu đồng) Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Dịch vụ NN 2000 22814 15599 5234 1569 412 2005 18458 12477 4180 1178 623 2008 21196 11318 7712 1447 719 2009 20833 10907 7810 1394 722 Như vậy, giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 2 tỷ đồng (từ 22,8 tỷ đồng xuống còn 20,8 tỷ đồng). Trong đó, trồng trọt giảm mạnh nhất (giảm 1,43 lần); thủy sản giảm 1,12 lần. Bên cạnh đó, chăn nuôi tăng gần 1,5 lần; dịch vụ nông nghiệp tăng 1,75 lần. Do tốc độ tăng, giảm không đều giữa các phân ngành trong nông nghiệp như đã phân tích ở trên nên cơ cấu nông nghiệp của xã có sự thay đổi. Sự thay đổi này được thể hiện khá rõ trong Biểu đồ 1. Nhìn trên biểu đồ, ta thấy cơ cấu nông nghiệp của xã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng mạnh của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; giảm mạnh của ngành trồng trọt, trong khi ngành thủy sản không có sự thay đổi. 140 Chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở xã Thạch Khôi thành phố Hải Dương Biểu đồ 1. sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp xã Thạch Khôi 2.2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng Nhờ ưu thế về vị trí địa lí, nằm ở trung tâm đồng bằng sông H ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Chuyển dịch cơ cấu cây trồng Cơ cấu cây trồng Phát triển bền vững Sản phẩm nông nghiệp Chất lượng cuộc sốngGợi ý tài liệu liên quan:
-
342 trang 348 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 319 0 0 -
6 trang 299 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
95 trang 269 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 246 0 0 -
5 trang 233 0 0
-
10 trang 213 0 0
-
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 210 0 0