Danh mục

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 488.49 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung vào khái quát lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, đánh giá quá trình dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Quảng Nam và rút ra những hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy quá trình này. Nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê của tỉnh Quảng Nam và phương pháp phân tích thống kê mô tả để đạt được mục tiêu đặt ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng NamCHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾTỈNH QUẢNG NAMNguyễn Hồng Quang1Tóm tắt: Bài báo tập trung vào khái quát lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngànhkinh tế, đánh giá quá trình dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Quảng Nam vàrút ra những hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy quá trình này. Nghiên cứu sử dụng sốliệu thống kê của tỉnh Quảng Nam và phương pháp phân tích thống kê mô tả để đạt đượcmục tiêu đặt ra.Từ khóa: Chuyển dịch cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, ngành côngnghiệp, ngành nông - lâm- thủy sản, ngành dịch vụ.1. Mở đầuChuyển dịch cơ cấu (CDCC) ngành kinh tế là một chủ đề rất được quan tâm bởinhiều nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách. CDCC ngành kinh tế phản ánhtình hình phân bổ nguồn lực của nền kinh tế, quyết định năng lực và sản lượng của nềnkinh tế. Chính vì vậy trong lý thuyết kinh tế, CDCC ngành kinh tế là một tiêu chí trongđánh giá sự phát triển của nền kinh tế. Các nghiên cứu tập trung làm rõ xu thế chuyểndịch cơ cấu ngành kinh tế của thể giới và Việt Nam và chỉ ra chiều hướng thay đổi củacơ cấu ngành kinh tế trong dài hạn. Các kết quả này cũng chỉ ra rằng: nguồn lực củanền kinh tế có sự dịch chuyển từ các ngành truyền thống sang ngành hiện đại, từ khuvực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, từ những ngành có năng suấtvà trình độ công nghệ thấp sang các ngành có công nghệ cao. Sự thay đổi này diễn ratrong dài hạn và chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Tuy nhiên, các nghiêncứu này chủ yếu tập trung vào nền kinh tế quốc gia hay vùng lãnh thổ lớn; cho dù cómột số nghiên cứu với đối tượng là nền kinh tế tỉnh nhưng cũng nhằm mục tiêu đánhgiá CDCC ngành kinh tế chung nền kinh tế quốc gia.20 năm sau ngày chia tách tỉnh, nền kinh tế Quảng Nam đã có những chuyểnbiến rất tích cực, quy mô GDP của tỉnh đã mở rộng không ngừng, tốc độ tăng trưởngnhanh và liên tục; Năng lực sản xuất ngày càng mở rộng nhờ sự gia tăng nhanh cácyếu tố nguồn lực cả bên trong và bên ngoài của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế đã có sựchuyển dịch tích cực. Các ngành công nghiệp và dịch vụ đã phát triển rất nhanh thúcđẩy thay đổi cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế nhanh. Tuy nhiên, quá trình chuyểndịch cơ cấu theo ngành kinh tế vẫn diễn ra chậm, chất lượng chuyển dịch cơ cấu theolao động chậm hơn chuyển dịch cơ cấu theo GDP và chưa thúc đẩy CDCC lao động,tăng năng suất lao động; Xuất hiện xu thế điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu sang cácngành thâm dụng tài nguyên ngày càng rõ; Cơ cấu và CDCC trong nội bộ ngành nông_________________________1.ThS, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam95CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAMnghiệp theo nghĩa hẹp còn lạc hậu và chậm thay đổi, sẽ là sự cản trở tới sự phát triểnchung; Xu hướng chuyển dịch trong lĩnh vực dịch vụ không rõ ràng. Chính vì vậy rấtcần thiết phải có một nghiên cứu vềxu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnhQuảng Nam nhằm đánh giá chính xác quá trình này và kiến nghị các hàm ý chính sáchcho các nhà quản lý và hoạch định chính sách địa phương. Đó là lý do để thực hiện củabài báo này.2. Nội dung2.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu (CDCC) ngành kinh tếTrước hết hãy xem xét một số nghiên cứu có liên quan tới chủ đề này.Các nghiên cứu của thế giới về CDCC có nhiều và nghiên cứu ở nhiều nền kinhtế khác nhau. Bàn về chuyển dịch cơ cấu ngành phải bắt đầu từ Quy luật tiêu dùngmang tên nhà Thống kê người Đức E. Engel (1821-1896). Quy luật này phản ánh mốiquan hệ giữa thu nhập và phân phối thu nhập cho các nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Mộtkhi quy luật tiêu dùng của A.Engel kết hợp với Quy luật tăng năng suất lao động củaA. Fisher (1935) sẽ chỉ rõ xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. A.Fisher phân biệtthành 3 khu vực kinh tế: sơ cấp (nông nghiệp), cấp hai (công nghiệp) và cấp ba (dịchvụ). Ông cho rằng, lao động và việc làm sẽ chuyển dần từ khu vực sơ cấp sang cấphai và một phần cấp ba. Do tác động của tiến bộ kỹ thuật đến năng suất của các ngànhkinh tế khác nhau cũng như tính thay thế của lao động và vốn giữa các ngành mà xu thếtăng tỷ trọng lao động nhanh nhất là dịch vụ và chậm nhất là nông nghiệp. Lewis, A.W. (1954) trong tác phẩm “Lý thuyết về phát triển kinh tế” đã giải thích về mối quanhệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng, gọi là “Mô hình haikhu vực cổ điển”. Đặc trưng chủ yếu của mô hình hai khu vực cổ điển là phân chia nềnkinh tế thành hai khu vực. Lý thuyết này chỉ ra rằng quá trình phát triển yêu cầu chuyểndịch lao động từ nông nghiệp có năng suất thấp sang các ngành hiện đại có năng suấtcao hơn là công nghiệp và dịch vụ. Mô hình thay đổi cơ cấu của Hollis Chenery (1974)được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu về sự phát triển của nhiều quốc gia từ 1953 -1973.Kết luận rút ra từ nghiên cứu của ông là tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP cóxu hướng giảm dần, trong khi tỷ trọng công nghiệp trong GDP có xu hướng tăng dầnứng với GDP/người tăng dần.Các nghiên cứu của Việt Nam có nhiều trong các bối cảnh khác nhau. Nghiêncứu của Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ (1999) đã đề cập các luận cứ khoa họccủa chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) theo hướng hội nhập trong điều kiện hộinhập với khu vực và thế giới. Các tác giả phân tích, đánh giá thực trạng CDCCKTtheo ngành ở nước ta trong giai đoạn 1991 – 1997, thực trạng CDCCKT ở các vùng vàphương hướng, biện pháp CDCCKT theo hướng hội nhập kinh tế thế giới của nước ta.Nghiên cứu của Bùi Tất Thắng (2006) đã tổng hợp, phân tích quá trình thay đổi tư duyvề CNH và CDCCKT ở Việt Nam, phân tích thực trạng CDCC ngành kinh tế ở ViệtNam từ 1990 đến 2004; trình bày quan điểm và các giải pháp thúc đẩy CDCC ngành96Nguyễn Hồng Quangkinh tế ở Việt Nam. Nghiên cứu này rất có ý nghĩa cho nghiên cứu chủ đề này của địaphương nhưng cũng cần chú ý tới những thay đổi của bối cảnh hiện nay và tương lainhững năm tới cũng như bối cảnh của địa bàn nghiên cứu về chủ đề này. Lê Xuân Bávà các tác giả (2006) đã tập tru ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: