Chuyển đổi số cho giáo dục đại học và kết quả tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 691.67 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi số cho giáo dục đại học và kết quả thực hiện của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM trong hơn 10 năm qua. Kết quả này là nền tảng cơ bản giúp trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM đạt được mục tiêu chuyển đổi số và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số cho giáo dục đại học ở nước ta. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển đổi số cho giáo dục đại học và kết quả tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Đỗ Văn Dũng Bùi Văn Hồng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Sự phát triển của Khoa học - Công nghệ, tác động của cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và những thách thức toàn cầu như đại dịch Covid - 19 vừa qua, buộc giáo dục đại học phải thay đổi, đặc biệt là chuyển đổi số. Trong giáo dục, chuyển đổi số giúp gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của người học và ứng phó với sự thay đổi, qua đó tăng hiệu quả đào tạo và quốc tế hóa hoạt động giáo dục. Từ kinh nghiệm thực tiễn triển khai, với những thuận lợi và thách thức của quá trình chuyển đổi số tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM, bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi số cho giáo dục đại học và kết quả thực hiện của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM trong hơn 10 năm qua. Kết quả này là nền tảng cơ bản giúp trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM đạt được mục tiêu chuyển đổi số và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số cho giáo dục đại học ở nước ta. Từ khóa: Chuyển đổi số; Giáo dục đại học; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM 1. Mở đầu Trước bối cảnh Khoa học - Công nghệ ngày càng phát triển, kiến thức ngày càng gia tăng, nhu cầu học tập của người học ngày càng đa dạng, đã xuất hiện nhiều loại hình học tập khác nhau, phi truyền thống [1]. Trong đó, nổi bật và thu hút nhiều sự quan tâm nhất trong giáo dục, đó là học tập trực tuyến (Online Learning), một bản số hóa của học tập truyền thống trong môi trường mạng internet. Bên cạnh đó, sự tác động của CMCN 4.0 đến giáo dục, công nghệ IoTs (Internet of Things), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ thực tế ảo (VR), dữ liệu lớn (Big data) mạng 5G& wifi toàn cầu, điện toán đám mây (Icloud) đã giúp quá trình số hóa hoạt động dạy học diễn ra ngày càng nhanh [2], [3]. Cùng với chương trình chuyển đổi số quốc gia, giáo dục nước ta đang đứng cơ hội lớn để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Với tính năng linh hoạt cao, tính đa dạng và toàn cầu trong tương tác hợp tác mà các lớp học số mang lại cho cả người dạy và người học, cho thấy mục tiêu giáo dục số là đáp ứng sự đa dạng về nhu cầu học tập của 294 người học. Chuyển đổi số sẽ giúp giáo dục đại học tăng tính mở, liên thông, linh hoạt, qua đó góp phần gia tăng hiệu quả đào tạo. Chuyển đổi số có thể được hiểu là quá trình thay đổi cơ bản cách thức hoạt động của một doanh nghiệp để tích hợp công nghệ ở mọi cấp độ và chuyển sang chiến lược kinh doanh hoàn toàn trực tuyến [4]. Theo cách hiểu này, thì chuyển đổi số được đề cập nhiều thông qua các mô hình số hóa trong doanh nghiệp. Trong đó, điểm nổi bật là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và tự động hóa nhằm tối ưu về thời gian, nhân lực và tài chính. Llopis-Albert và cộng sự đã nghiên cứu tác động của chuyển đổi số đối với công nghiệp ô tô dựa trên quan điểm của các bên liên quan, trong đó nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần thiết có các giải pháp phù hợp, nhằm thích ứng với chuyển đổi số. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận, năng suất và khả năng cạnh tranh lớn hơn, người tiêu dùng sẽ được tiếp cận với nhiều dịch vụ ngày càng tốt hơn và sự hài lòng cao hơn với các dịch vụ theo yêu cầu [5]. Chuyển đối số tác động không chỉ đến hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, mà còn lan rộng ra các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Mergel và cộng sự đã đề xuất khung chuyển đổi số một cách có hệ thống, với quy trình và kết quả chuyển đổi số mong đợi trong các lĩnh vực công [6]. Do tính tất yếu trong quy luật tồn tại và phát triển, xu hướng chuyển đổi số đã lan rộng ở quy mô quốc gia với nhiều chính sách và chiến lược khác nhau như phát triển chính phủ điện tử, chương trình chuyển đổi số quốc gia. Trong lĩnh vực giáo dục, chuyển đổi số là sự thay đổi vật lý và triết lý dạy học được thiết kế để đáp ứng nhu cầu học tập đang dạng ngày càng phát triển của người học, tạo ra môi trường học tập kết nối mọi thứ. Đây là một hệ sinh thái kết hợp công nghệ, dịch vụ, bảo mật để thu hẹp khoảng cách số và tạo ra trải nghiệm học tập hợp tác, tương tác và cá nhân hóa [7]. Mặt khác, trong lĩnh vực giáo dục có thể thấy rằng sự phát triển của công nghệ thông tin trong những thập niên đã qua đã tác động rất lớn trong giáo dục đại học trong đó công nghệ truyền thông trực tuyến đã làm thay đổi môi trường học thuật với nhiều hệ sinh thái số khác nhau xuất hiện và đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số trong giáo đại học. Quá trình thay đổi này được diễn ra một cách tự nhiên và theo một quy luật lô-gic. Sinh viên ngày nay càng trở nên thân thiện với điện thoại thông minh và hạ tầng thông tin ngày ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển đổi số cho giáo dục đại học và kết quả tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Đỗ Văn Dũng Bùi Văn Hồng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Sự phát triển của Khoa học - Công nghệ, tác động của cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và những thách thức toàn cầu như đại dịch Covid - 19 vừa qua, buộc giáo dục đại học phải thay đổi, đặc biệt là chuyển đổi số. Trong giáo dục, chuyển đổi số giúp gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của người học và ứng phó với sự thay đổi, qua đó tăng hiệu quả đào tạo và quốc tế hóa hoạt động giáo dục. Từ kinh nghiệm thực tiễn triển khai, với những thuận lợi và thách thức của quá trình chuyển đổi số tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM, bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi số cho giáo dục đại học và kết quả thực hiện của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM trong hơn 10 năm qua. Kết quả này là nền tảng cơ bản giúp trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM đạt được mục tiêu chuyển đổi số và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số cho giáo dục đại học ở nước ta. Từ khóa: Chuyển đổi số; Giáo dục đại học; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM 1. Mở đầu Trước bối cảnh Khoa học - Công nghệ ngày càng phát triển, kiến thức ngày càng gia tăng, nhu cầu học tập của người học ngày càng đa dạng, đã xuất hiện nhiều loại hình học tập khác nhau, phi truyền thống [1]. Trong đó, nổi bật và thu hút nhiều sự quan tâm nhất trong giáo dục, đó là học tập trực tuyến (Online Learning), một bản số hóa của học tập truyền thống trong môi trường mạng internet. Bên cạnh đó, sự tác động của CMCN 4.0 đến giáo dục, công nghệ IoTs (Internet of Things), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ thực tế ảo (VR), dữ liệu lớn (Big data) mạng 5G& wifi toàn cầu, điện toán đám mây (Icloud) đã giúp quá trình số hóa hoạt động dạy học diễn ra ngày càng nhanh [2], [3]. Cùng với chương trình chuyển đổi số quốc gia, giáo dục nước ta đang đứng cơ hội lớn để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Với tính năng linh hoạt cao, tính đa dạng và toàn cầu trong tương tác hợp tác mà các lớp học số mang lại cho cả người dạy và người học, cho thấy mục tiêu giáo dục số là đáp ứng sự đa dạng về nhu cầu học tập của 294 người học. Chuyển đổi số sẽ giúp giáo dục đại học tăng tính mở, liên thông, linh hoạt, qua đó góp phần gia tăng hiệu quả đào tạo. Chuyển đổi số có thể được hiểu là quá trình thay đổi cơ bản cách thức hoạt động của một doanh nghiệp để tích hợp công nghệ ở mọi cấp độ và chuyển sang chiến lược kinh doanh hoàn toàn trực tuyến [4]. Theo cách hiểu này, thì chuyển đổi số được đề cập nhiều thông qua các mô hình số hóa trong doanh nghiệp. Trong đó, điểm nổi bật là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và tự động hóa nhằm tối ưu về thời gian, nhân lực và tài chính. Llopis-Albert và cộng sự đã nghiên cứu tác động của chuyển đổi số đối với công nghiệp ô tô dựa trên quan điểm của các bên liên quan, trong đó nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần thiết có các giải pháp phù hợp, nhằm thích ứng với chuyển đổi số. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận, năng suất và khả năng cạnh tranh lớn hơn, người tiêu dùng sẽ được tiếp cận với nhiều dịch vụ ngày càng tốt hơn và sự hài lòng cao hơn với các dịch vụ theo yêu cầu [5]. Chuyển đối số tác động không chỉ đến hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, mà còn lan rộng ra các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Mergel và cộng sự đã đề xuất khung chuyển đổi số một cách có hệ thống, với quy trình và kết quả chuyển đổi số mong đợi trong các lĩnh vực công [6]. Do tính tất yếu trong quy luật tồn tại và phát triển, xu hướng chuyển đổi số đã lan rộng ở quy mô quốc gia với nhiều chính sách và chiến lược khác nhau như phát triển chính phủ điện tử, chương trình chuyển đổi số quốc gia. Trong lĩnh vực giáo dục, chuyển đổi số là sự thay đổi vật lý và triết lý dạy học được thiết kế để đáp ứng nhu cầu học tập đang dạng ngày càng phát triển của người học, tạo ra môi trường học tập kết nối mọi thứ. Đây là một hệ sinh thái kết hợp công nghệ, dịch vụ, bảo mật để thu hẹp khoảng cách số và tạo ra trải nghiệm học tập hợp tác, tương tác và cá nhân hóa [7]. Mặt khác, trong lĩnh vực giáo dục có thể thấy rằng sự phát triển của công nghệ thông tin trong những thập niên đã qua đã tác động rất lớn trong giáo dục đại học trong đó công nghệ truyền thông trực tuyến đã làm thay đổi môi trường học thuật với nhiều hệ sinh thái số khác nhau xuất hiện và đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số trong giáo đại học. Quá trình thay đổi này được diễn ra một cách tự nhiên và theo một quy luật lô-gic. Sinh viên ngày nay càng trở nên thân thiện với điện thoại thông minh và hạ tầng thông tin ngày ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục đại học Chuyển đổi số Chuyển đổi số cho giáo dục đại học Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Học tập trực tuyến Công nghệ thực tế ảoGợi ý tài liệu liên quan:
-
11 trang 438 0 0
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 415 1 0 -
Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới hoạt động thông tin – thư viện
12 trang 405 0 0 -
Định hướng quản lý thuế trên nền tảng số
3 trang 318 0 0 -
Báo cáo kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 và dữ liệu số quốc gia
25 trang 308 1 0 -
6 trang 284 0 0
-
Đề xuất mô hình quản trị tuân thủ quy trình dựa trên nền tảng điện toán đám mây
8 trang 248 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 248 0 0 -
7 trang 232 0 0
-
5 trang 227 0 0