Danh mục

Chuyển đổi số quốc gia và những vấn đề chuyển đổi số đối với ngành tài chính

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 624.78 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tham luận nghiên cứu, tổng hợp một số nét chính về chuyển đổi số quốc gia và những vấn đề đặt ra đối với ngành Tài chính nhằm chuyển mình, bắt kịp, nắm vai trò chủ động trong việc chuyển đổi sang nền Tài chính số hiện đại tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển đổi số quốc gia và những vấn đề chuyển đổi số đối với ngành tài chính CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 19 CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỐI VỚI NGÀNH TÀI CHÍNH TS Nguyễn Cương* TÓM TẮT Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà điểm đột phá là chuyển đổi số được nhiều học giả và nhà quản lý đánh giá là một vận hội phát triển chưa từng có trong lịch sử, thời cơ để Việt Nam bắt kịp, đi cùng và có thể vượt lên các nước phát triển. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, chú trọng đầu tư nhằm kiến tạo môi trường thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong cả ba lĩnh vực: chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Bài tham luận nghiên cứu, tổng hợp một số nét chính về chuyển đổi số quốc gia và những vấn đề đặt ra đối với ngành Tài chính nhằm chuyển mình, bắt kịp, nắm vai trò chủ động trong việc chuyển đổi sang nền Tài chính số hiện đại tại Việt Nam. Từ khóa: chuyển đổi số, ngành tài chính, thách thức 1. Định hướng về chuyển đổi số quốc gia Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, hiện nhiều nước đã xây dựng và triển khai các chiến lược/chương trình quốc gia về chuyển đổi số, điển hình như Anh, Úc, Đan Mạch, Estonia, Israel, Mexico, Singapore, Thái Lan, Uruguay,… Nội dung chuyển đổi số của các nước có khác nhau, phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Tuy nhiên, nói chung về cơ bản đều hướng tới các nội dung chính sau: (i) Chuyển đổi số nền kinh tế (kinh tế số), bao gồm: Phát triển các doanh nghiệp số, chuyển đổi số cho các doanh nghiệp truyền thống (hướng tới sản phẩm tích hợp số; chuyển đổi mô hình kinh doanh trên nền tảng số; thay đổi quy trình sản xuất dựa trên dữ liệu số, tự động hóa, ảo hóa,...), phát triển tài chính số và phát triển thương mại điện tử; (ii) Chuyển đổi số xã hội (xã hội số), trong đó tập trung vào các lĩnh vực như: ứng dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm khoảng cách xã hội (như giáo dục, y tế, văn hóa, an toàn an ninh xã hội,…); (iii) Chuyển đổi số trong một số ngành trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội (như nông nghiệp, du lịch, điện lực, giao thông,…); (iv) Chuyển đổi số trong cơ quan Chính phủ (Chính phủ số), hướng tới cung cấp dịch vụ công thuận tiện cho người dân, tăng cường sự tham gia người dân trong các hoạt động cơ quan nhà nước, tăng cường hiệu quả hoạt động và đổi mới trong các cơ quan nhà nước, phát triển dữ liệu mở của cơ quan nhà nước để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Cục Kế hoạch – Tài chính, Bộ Tài chính * 20 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Để thực hiện chuyển đổi số theo các lĩnh vực trên, các yếu tố nền tảng cần bảo đảm, bao gồm: Phát triển hạ tầng số (phát triển mạng di động thế hệ mới, kết nối cáp quang đến các gia đình, doanh nghiệp, cung cấp WiFi miễn phí tại khu vực công cộng, phát triển điện toán đám mây (cloud computing), hạ tầng Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (BigData),…); phát triển lực lượng lao động có kỹ năng số (digital skills); Đẩy mạnh công tác nghiên cứu công nghệ số mới; xây dựng môi trường pháp lý để bảo đảm môi trường an toàn, tin cậy, thúc đẩy chuyển đổi số. Sớm nhận diện vai trò, tác động to lớn của cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số, ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Bộ Chính trị, 2019) đưa ra mục tiêu tổng quát “Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái”. Ngày 17/4/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 50/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 52- NQ/TW ngày 27/9/2019. Ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đặt ra tầm nhìn đến năm 2030 (Thủ tướng Chính phủ, 2020) “Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp”. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Cùng với chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong thời gian vừa qua, triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 ban hành chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030, Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/1/2021 ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030, Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: