Danh mục

Chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 424.15 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" nêu rõ những vấn đề liên quan, xu thế và những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - Thực trạng và giải pháp CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Hoàng Mạnh Cường, Vũ Đức Sáng Trường Đại học Nguyễn Huệ Tóm tắt: Chuyển đổi số nói chung và chuyển đổ số trong giáo dục đã trở thành chủ đề nóng trong nhiều sự kiện, hội thảo giáo dục cấp quốc gia và quốc tế, được đưa vào nội dung của nhiều dự án, chương trình và kế hoạch chiến lược không chỉ của các cơ sở giáo dục mà cả các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp. Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ số trong giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Nội dung của bài viết nêu rõ những vấn đề liên quan, xu thế và những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Từ khóa: chuyển đổi số, công nghệ, giáo dục và đào tạo, hội nhập, toàn cầu hóa, số hóa 1. Đặt vấn đề Chuyển đổi số đã, đang và sẽ làm thay đổi đến nhiều hoạt động của xã hội. Cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư tác động nhanh, sâu, rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội. Trong GD&ĐT, chuyển đổi số dần thay đổi phương pháp giảng dạy từ phương pháp truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Mô hình lớp học tập trung đã dần chuyển sang các mô hình dạy học trực tuyến, sử dụng chuyển đổi thông tin và truyền thông; chuyển đổi số đã làm cho hoạt động quản lý giáo dục hiệu quả, nhanh, gọn hơn; việc lưu trữ, tra cứu tài liệu thuận lợi hơn. Với chuyển đổi số, người học tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đối mặt với nhiều vấn đề mang tính toàn cầu như đại dịch Covid-19 thì việc đẩy nhanh, nâng cao hiệu quả chuyển đổi số là vấn đề cấp thiết, là giải pháp mang tính quan trọng, quyết định hiệu quả và chất lượng bền vững của GD&ĐT. Vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm gì, phải làm như thế nào, phải bắt đầu từ đâu, để phát huy cao nhất hiệu quả của chuyển đổi số, khắc phục những tồn tại mà chuyển đổi số để lại? Đây chính là nội dung mà bài viết hướng tới. 2. Một số vấn đề liên quan chuyển đổi số 2.1. Chuyển đổi số Chuyển đổi số là chuyển các hoạt động từ thế giới thực sang thế giới ảo ở trên môi trường mạng. Mọi người tiếp cận thông tin nhiều hơn, nhanh hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời gian. Những năm 20 của thế kỷ 21 đã chứng kiến những diễn biến có thể nói là chưa từng có trong lịch sử thế giới hiện đại. Nhiều hoạt động xã hội bị đình trệ trên phạm vi cục bộ địa phương, quốc gia và toàn cầu do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, gây suy thoái trầm trọng. Khi giáo dục đã từ lâu là nhu cầu đương 163 nhiên được đáp ứng, chúng ta bỗng dưng phải đối mặt với câu hỏi: “Làm sao để được giáo dục?” Triển khai được hoạt động giáo dục không chỉ là vấn đề cá nhân, mà còn là sự sống còn đối với các nhà trường. Khi giáo dục trực tiếp tại trường, lớp là không thể, vấn đề chuyển đổi số trở thành giải pháp ở nhiều cấp từ vi mô đến vĩ mô. Chuyển đổi số không đơn giản chỉ là số hóa các nguồn tài liệu mà còn bao gồm việc chuyển đổi phần cứng, kéo theo việc quản trị các nguồn lực dành cho GD&ĐT cũng thay đổi. 2.2. Chuyển đổi số trong giáo dục Chuyển đổi số ngành Giáo dục là việc áp dụng CNTT, khoa học, kỹ thuật phục vụ vào mục đích của giáo dục. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” xác định: Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của sinh viên trước khi đến lớp học. 2.3. Nội dung chuyển đổi số trong giáo dục Thứ nhất, chuyển đổi số trong quản lý Số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các Công nghệ 4.0 để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ các cấp lãnh đạo, quản lý ra ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: