Chuyển đổi số trong mô hình đại học - doanh nghiệp: Kinh nghiệm của Viện Công nghệ Massachusetts và một số bài học rút ra cho Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 459.93 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Chuyển đổi số trong mô hình đại học - doanh nghiệp: Kinh nghiệm của Viện Công nghệ Massachusetts và một số bài học rút ra cho Việt Nam" trình bày bài học kinh nghiệm về chuyển đổi số từ MIT cho một số trường đại học của Việt Nam hướng tới mô hình này nhằm đổi mới, bắt nhịp với xu thế phát triển chung và từng bước hội nhập với xu hướng phát triển của các trường đại học trên thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển đổi số trong mô hình đại học - doanh nghiệp: Kinh nghiệm của Viện Công nghệ Massachusetts và một số bài học rút ra cho Việt Nam Đậu Xuân Đạt Trần Thị Ngát Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội Tóm tắt: Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) là một viện tư thục theo mô hình đại học - doanh nghiệp và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình đào tạo, nghiên cứu và cung ứng các dịch vụ cho xã hội. Quá trình thực hiện mô hình đại học - doanh nghiệp của MIT đã gắn liền với quá trình chuyển đổi số từ năm 1999 đến nay. Không chỉ thích ứng được với biến đổi của thị trường mà MIT còn có thể vượt qua được những thách thức do đại dịch Covid 19 mang lại. Vì vậy, cần thiết có các bài học kinh nghiệm về chuyển đổi số từ MIT cho một số trường đại học của Việt Nam hướng tới mô hình này nhằm đổi mới, bắt nhịp với xu thế phát triển chung và từng bước hội nhập với xu hướng phát triển của các trường đại học trên thế giới. Từ khóa: Mô hình đại học doanh nghiệp, chuyển đổi số, trực tuyến, số hóa, Việt Nam Summary: Massachusetts Institute of Technology (MIT) is a private Entrepreneurial University and has made great achievements in the process of training, research and providing services to society. The implementation of the Entrepreneurial University of MIT has been associated with the digital transformation from 1999 to the present. Not only adapting to market changes, but also being able to overcome the challenges brought by the Covid 19 pandemic. Therefore, it is necessary to have lessons on digital transformation from MIT for a number of Vietnamese universities towards this model in order to innovate, keep pace with the general development trend and gradually integrate with the trend development direction of universities in the world. Keywords: Entrepreneurial University, digital transformation, online, digitalization, Vietnam 1. Chuyển đổi số trong mô hình đại học - doanh nghiệp Cũng giống như các mô hình đại học truyền thống về chức năng đào tạo và nghiên cứu thì mô hình trường đại học - doanh nghiệp (Entrepreneurial University) còn thực hiện chức năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho xã hội. Mô hình đại học - doanh nghiệp (ĐH-DN) tạo ra các sản phẩm và dịch vụ từ việc chuyển các trung tâm nghiên cứu thành các doanh nghiệp/xí nghiệp ngay trong trường đại học. Các doanh nghiệp này sẽ thực hiện từ việc khảo sát thị trường, nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngày nay, nhiều học giả đang quan ngại do mô hình này tập trung nhiều hơn về hiệu quả hoạt động cung cấp 477 sản phẩm và dịch vụ cho thị trường mà xa rời mục tiêu xã hội và công bằng. Ngoài ra, mô hình ĐH-DN có thể khiến nhà trường coi sinh viên là “khách hàng’’ để thương mại hóa các mục tiêu trong đào tạo và nghiên cứu. Mô hình ĐH-DN mặc dù vẫn còn nhiều điểm bất cập nhưng trong thực tế đây vẫn là mô hình được nhiều trường đại học nổi tiếng thế giới hướng tới và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt là các trường đại học phi lợi nhuận. Mô hình ĐH-DN đáp ứng đúng thực chất nhu cầu thị trường và hoạt động trong môi trường cạnh tranh nên các chương trình đào tạo, nội dung giảng dạy, hoạt động nghiên cứu, cách tuyển chọn giảng viên dựa vào tiêu chuẩn thị trường vẫn sẽ giúp cho nhà trường thực hiện tốt chức năng đào tạo và nghiên cứu. Các trường đại học nổi tiếng thế giới như Viện Công nghệ Massachusetts Institute of Technology (MIT), Đại học Stanford, Californi, Washington, Minnesota, Michigan, Georgia… của Mỹ; Đại học Luxembourg; Đại học quốc gia Singapore (NUS); Đại học Thanh Hoa, Phúc Đán của Trung Quốc…đã xây dựng thành công mô hình ĐH-DN thông qua đáp ứng các điều kiện về nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý, cải cách chương trình đào tạo gắn với thực tiễn, phát triển đội ngũ giảng viên, chất lượng người học đánh giá qua chương trình khởi nghiệp, hình thành các đối tác tin cậy và đặc biệt các trường đại học này thành lập và phát triển được nhiều doanh nghiệp uy tín trên thị trường. Khác với các mô hình đại học truyền thống, áp lực cạnh tranh đã thôi thúc các trường đại học theo mô hình ĐH-DN chủ động để thích ứng tốt hơn với các thách thức từ biến đổi thị trường trong thời gian qua, đặc biệt là đại dịch Covid 19. Một trong những phương thức hiệu quả mà các trường đại học này sớm thực hiện đó là số hóa, ứng dụng số, chuyển đổi số trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và cung ứng sản phẩm cho thị trường thông qua các doanh nghiệp được thành lập trong nhà trường. 2. Kinh nghiệm từ Viện Công nghệ Massachusetts - Mỹ MIT là một viện đại học tư thục hàng đầu thế giới, với nhiệm vụ hàng đầu là thực hiện đào tạo và nghiên cứu luôn gắn chặt với yêu cầu thực tế. MIT tiền thân là trường Land Grant, là một đối tác ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển đổi số trong mô hình đại học - doanh nghiệp: Kinh nghiệm của Viện Công nghệ Massachusetts và một số bài học rút ra cho Việt Nam Đậu Xuân Đạt Trần Thị Ngát Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội Tóm tắt: Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) là một viện tư thục theo mô hình đại học - doanh nghiệp và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình đào tạo, nghiên cứu và cung ứng các dịch vụ cho xã hội. Quá trình thực hiện mô hình đại học - doanh nghiệp của MIT đã gắn liền với quá trình chuyển đổi số từ năm 1999 đến nay. Không chỉ thích ứng được với biến đổi của thị trường mà MIT còn có thể vượt qua được những thách thức do đại dịch Covid 19 mang lại. Vì vậy, cần thiết có các bài học kinh nghiệm về chuyển đổi số từ MIT cho một số trường đại học của Việt Nam hướng tới mô hình này nhằm đổi mới, bắt nhịp với xu thế phát triển chung và từng bước hội nhập với xu hướng phát triển của các trường đại học trên thế giới. Từ khóa: Mô hình đại học doanh nghiệp, chuyển đổi số, trực tuyến, số hóa, Việt Nam Summary: Massachusetts Institute of Technology (MIT) is a private Entrepreneurial University and has made great achievements in the process of training, research and providing services to society. The implementation of the Entrepreneurial University of MIT has been associated with the digital transformation from 1999 to the present. Not only adapting to market changes, but also being able to overcome the challenges brought by the Covid 19 pandemic. Therefore, it is necessary to have lessons on digital transformation from MIT for a number of Vietnamese universities towards this model in order to innovate, keep pace with the general development trend and gradually integrate with the trend development direction of universities in the world. Keywords: Entrepreneurial University, digital transformation, online, digitalization, Vietnam 1. Chuyển đổi số trong mô hình đại học - doanh nghiệp Cũng giống như các mô hình đại học truyền thống về chức năng đào tạo và nghiên cứu thì mô hình trường đại học - doanh nghiệp (Entrepreneurial University) còn thực hiện chức năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho xã hội. Mô hình đại học - doanh nghiệp (ĐH-DN) tạo ra các sản phẩm và dịch vụ từ việc chuyển các trung tâm nghiên cứu thành các doanh nghiệp/xí nghiệp ngay trong trường đại học. Các doanh nghiệp này sẽ thực hiện từ việc khảo sát thị trường, nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngày nay, nhiều học giả đang quan ngại do mô hình này tập trung nhiều hơn về hiệu quả hoạt động cung cấp 477 sản phẩm và dịch vụ cho thị trường mà xa rời mục tiêu xã hội và công bằng. Ngoài ra, mô hình ĐH-DN có thể khiến nhà trường coi sinh viên là “khách hàng’’ để thương mại hóa các mục tiêu trong đào tạo và nghiên cứu. Mô hình ĐH-DN mặc dù vẫn còn nhiều điểm bất cập nhưng trong thực tế đây vẫn là mô hình được nhiều trường đại học nổi tiếng thế giới hướng tới và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt là các trường đại học phi lợi nhuận. Mô hình ĐH-DN đáp ứng đúng thực chất nhu cầu thị trường và hoạt động trong môi trường cạnh tranh nên các chương trình đào tạo, nội dung giảng dạy, hoạt động nghiên cứu, cách tuyển chọn giảng viên dựa vào tiêu chuẩn thị trường vẫn sẽ giúp cho nhà trường thực hiện tốt chức năng đào tạo và nghiên cứu. Các trường đại học nổi tiếng thế giới như Viện Công nghệ Massachusetts Institute of Technology (MIT), Đại học Stanford, Californi, Washington, Minnesota, Michigan, Georgia… của Mỹ; Đại học Luxembourg; Đại học quốc gia Singapore (NUS); Đại học Thanh Hoa, Phúc Đán của Trung Quốc…đã xây dựng thành công mô hình ĐH-DN thông qua đáp ứng các điều kiện về nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý, cải cách chương trình đào tạo gắn với thực tiễn, phát triển đội ngũ giảng viên, chất lượng người học đánh giá qua chương trình khởi nghiệp, hình thành các đối tác tin cậy và đặc biệt các trường đại học này thành lập và phát triển được nhiều doanh nghiệp uy tín trên thị trường. Khác với các mô hình đại học truyền thống, áp lực cạnh tranh đã thôi thúc các trường đại học theo mô hình ĐH-DN chủ động để thích ứng tốt hơn với các thách thức từ biến đổi thị trường trong thời gian qua, đặc biệt là đại dịch Covid 19. Một trong những phương thức hiệu quả mà các trường đại học này sớm thực hiện đó là số hóa, ứng dụng số, chuyển đổi số trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và cung ứng sản phẩm cho thị trường thông qua các doanh nghiệp được thành lập trong nhà trường. 2. Kinh nghiệm từ Viện Công nghệ Massachusetts - Mỹ MIT là một viện đại học tư thục hàng đầu thế giới, với nhiệm vụ hàng đầu là thực hiện đào tạo và nghiên cứu luôn gắn chặt với yêu cầu thực tế. MIT tiền thân là trường Land Grant, là một đối tác ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục đại học Chuyển đổi số Mô hình đại học doanh nghiệp Mô hình đại học truyền thống Số hóa tài liệu Học tập trực tuyếnGợi ý tài liệu liên quan:
-
11 trang 451 0 0
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 437 1 0 -
Báo cáo kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 và dữ liệu số quốc gia
25 trang 330 1 0 -
Định hướng quản lý thuế trên nền tảng số
3 trang 321 0 0 -
6 trang 308 0 0
-
Đề xuất mô hình quản trị tuân thủ quy trình dựa trên nền tảng điện toán đám mây
8 trang 267 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 260 0 0 -
7 trang 238 0 0
-
11 trang 236 0 0
-
5 trang 228 0 0