Danh mục

Chuyển đổi số trong môi trường giáo dục đại học tại Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 511.11 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Chuyển đổi số trong môi trường giáo dục đại học tại Việt Nam" đề cập khái quát một số vấn đề lý luận về chuyển đổi số trong môi trường giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, đồng thời, phân tích những thành tựu và hạn chế trong quá trình ứng dụng chuyển đổi số vào sự nghiệp giáo dục. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất những phương hướng phát triển trong thời gian tới để công cuộc chuyển đổi số diễn ra thành công hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển đổi số trong môi trường giáo dục đại học tại Việt Nam CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM Huỳnh Thị Hồng Nhiên, Đặng Quỳnh Ngân Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, chuyển đổi sốchính là xu hướng của xã hội nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng. Việc áp dụng công nghệvào giáo dục có vai trò vô cùng to lớn, tạo nên nhiều bước ngoặt phát triển, mở ra nhiều phươngthức giáo dục mới thông minh, hiệu quả hơn và đồng thời tiết kiệm chi phí cho người học. Đếnnay, xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục (đặc biệt là trong giáo dục đại học) đã và đang tácđộng sâu sắc đến con người. Do đó, trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả đề cập khái quát mộtsố vấn đề lý luận về chuyển đổi số trong môi trường giáo dục nói chung và giáo dục đại họcnói riêng, đồng thời, phân tích những thành tựu và hạn chế trong quá trình ứng dụng chuyểnđổi số vào sự nghiệp giáo dục. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất những phương hướng phát triểntrong thời gian tới để công cuộc chuyển đổi số diễn ra thành công hơn. Từ khóa: chuyển đổi số, giáo dục đại học, khoa học và công nghệ 1. Đặt vấn đề Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã biến chuyển đổi số trở thành mục tiêu đượcquan tâm hàng đầu với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Với sự tác động to lớn của mình,chuyển đổi số đã làm thay đổi mọi lĩnh vực của đời sống con người, từ cách thức điều hành,quản lý xã hội đến cách thức con người sống và làm việc, sinh hoạt. Trong bối cảnh đó, ngànhgiáo dục Việt Nam cũng đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, đòi hỏi sự chuyển đổi sangmô hình mới, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng nổ và diễn biến phức tạp. Mụctiêu của ngành giáo dục trong thời gian tới là phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong nhữngquốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo. Vậy, để hoàn thành mục tiêunày, chuyển đổi số trong giáo dục, đặc biệt là chuyển đổi số trong giáo dục đại học, cần cónhững định hướng phát triển như thế nào? Muốn trả lời được câu hỏi đó, chúng ta cần hiểu rõcông cuộc chuyển đổi số trong môi trường giáo dục đại học đã và đang phải đối mặt với nhữnghạn chế gì. Các nội dung này sẽ được tác giả trình bày trong bài viết. 2. Tổng quan nghiên cứu An Nguyên (2022), ”Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Không chuyển đổi thì khôngtồn tại được”, Tạp chí Giáo dục. Bùi Thị Huế, Bùi Đức Thịnh, Vũ Thị Tuyết Lan (2022), ”Chuyển đổi số trong giáo dụcvà đào tạo: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Chung Ngọc Quế Chi (2021), ”Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Tiền đề và tháchthức”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Chuyển đổi số trong giáo dục đại học”, Hiệp hộiCác trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, NXB Đà Nẵng. 454 Đào Thị Hợp (2021), “Một số quy định pháp luật về quản lý và tổ chức dạy học trựctuyến”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. Huy Lân (2021), “Trường học đẩy mạnh chuyển đổi số”, Người lao động. Mai Ngọc Tuấn (2021), “Tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với giáo dục và đào tạotrong giai đoạn hiện nay”, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Nguyễn Qúy Thanh và Tôn Quang Cường (2020), “Những xu thế mới của công nghệtrong giáo dục”, Hội đồng Lý luận Trung Ương. Nguyễn Thị Ngọc (2022), Tháo gỡ những rào cản của quá trình chuyển đổi số tronggiáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Nguyễn Thị Thu Vân (2021), “Chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học”, Tạpchí Quản lý nhà nước, Số 309, tr. 11. Phạm Thị Thu Hương (2020), ‘Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học ở ViệtNam đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0’, Tạp chí Tổ chức nhà nước; Vũ Hải Quân (2021), “Chuyển đổi số trong giáo dục đại học”, Tạp chí Đại học Quốcgia TP. Hồ Chí Minh. Các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp những kiến thức nền tảng về vấn đề chuyểnđổi số nói chung và chuyển đổi số trong môi trường giáo dục đại học tại Việt Nam nói riêng.Tuy nhiên, các công trình chỉ tập trung nghiên cứu vào từng khía cạnh của vấn đề hoặc nêu mộtcách vắn tắt các thông tin về chuyển đổi số bởi đặc điểm giới hạn về dung lượng của tạp chí vàbáo điện tử, dẫn đến số lượng các bài viết phân tích sâu về quá trình chuyển đổi số trong môitrường giáo dục đại học ở Việt Nam chưa thực sự đa dạng. Do đó, trên cơ sở tổng hợp và phântích các thông tin đã được cung cấp ở các công trình nghiên cứu đi trước, nhóm tác giả sẽ tổnghợp khái quát một số vấn đề lý luận về chuyển đổi số trong môi trường giáo dục nói chung vàgiáo dục đại học nói riêng, đồng thời, phân tích những thành tựu và hạn chế trong quá trình ứngdụng chuyển đổi số vào sự nghiệp giáo dục; từ đó, đề xuất những phương hướng phát triểntrong thời gian tới. 3. Ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: