Danh mục

Chuyển đổi số trong nông nghiệp - Xu thế và gợi mở đối với Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 536.97 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Chuyển đổi số trong nông nghiệp - Xu thế và gợi mở đối với Việt Nam" đề cập đến các vấn đề: (i) phân tích vai trò của chuyển đổi số trong nông nghiệp; (ii) chính sách chuyển đổi số tại một số các quốc gia; (iii) đề xuất một số gợi mở đối với Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp để đạt được các mục tiêu như kỳ vọng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển đổi số trong nông nghiệp - Xu thế và gợi mở đối với Việt Nam CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NÔNG NGHIỆP - XU THẾ VÀ GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM Võ Thị Hoài* Khoa Luật-Trường Đại học Sài Gòn * Tác giả liên hệ: vthoai@sgu.edu.vn TÓM TẮT Là một quốc gia có truyền thống lâu đời về nông nghiệp, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam hiện đã xác định đượcchỗ đứng của mình tại nhiều thị trường của các nước lớn trên thế giới. Để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quảtrong sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi số hiện đang được xem là chìa khóa để dẫn tới bước đột phá trong nông nghiệp.Tuy nhiên, dù chuyển đổi số đang phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực thì ứng dụng chuyển đối số vào nông nghiệpở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Bài viết đề cập đến các vấn đề: (i) phân tích vai trò của chuyển đổi số trong nôngnghiệp; (ii) chính sách chuyển đổi số tại một số các quốc gia; (iii) đề xuất một số gợi mở đối với Việt Nam trong tiếntrình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp để đạt được các mục tiêu như kỳ vọng. Từ khóa: chuyển đổi số nông nghiệp; nông sản chuyển đổi số1. Đặt vấn đề Chuyển đổi số được đề cập ở Việt Nam từ năm 2018. Đến năm 2020, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QD-TTg: Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” như một khẳng địnhvề đường lối phát triển kinh tế xã hội phù hợp với xu thế chung của thế giới. Đến này nhiều lĩnh vực đã đạt được thànhcông nhất định trong tiến trình chuyển đổi số. Với mục tiêu “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọngnông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế”, hiệnnông nghiệp Việt Nam đã đạt một số thành công trong tiến trình chuyển đổi số, đặc biệt nhiều doanh nghiệp đã khẳngđịnh vị thế của mình sau khi chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực. Mặc dù vậy, nông nghiệp vẫn được xem là ngành gặpnhiều khó khăn và hạn chế trong tiến trình chuyển đổi số. Vì vậy nghiên cứu, đánh giá về chuyển đổi số trong nôngnghiệp; nhìn nhận tình hình chuyển đổi số của các quốc gia khu vực để tìm hướng đi phù hợp cho Việt Nam vẫn là nhữngnghiên cứu cần thiết trong giai đoạn hiện nay.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ từ năm 2020 với việc Chính phủ chính thức ban hành một loạt các kế hoạchnhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số như: Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020: Phê duyệt Chươngtrình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022: Phêduyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết địnhsố 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022: Phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng, và phát triển nguồn nhân lựcchuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2023”. Trên cơ sở chủ trương của Nhà nước xác định nôngnghiệp là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số trước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã banhành một số văn bản xây dựng kế hoạch cụ thể cho tiến trình chuyển đổi số trong nông nghiệp. Cụ thể như Quyết địnhsố 2151/QĐ-BNN-VP ngày 15/6/2022: Phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôngiai đoạn 2022-2025; Quyết định số 1837/QĐ-BNN-CĐS ban hành kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn năm 2023. Những chủ trương này cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy ngành nôngnghiệp phát triển theo hướng hiện đại nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhiều hoạt động chuyển đổi số cũngđã được các hợp tác xã ứng dụng vào sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, truy xuất nguồn gốc hànghóa. tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm. Các quốc gia trên thế giới cũngrất quan tâm đến việc chuyển đổi số trong nông nghiệp và coi đó như chìa khóa dẫn tới thành tựu đột phá cho lĩnh vựcnày. Để giữ và mở rộng được thị trường xuất khẩu hàng hóa ra các nước trên thế giới, Việt Nam cũng phải đặc biệt quantâm đến vấn đề chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trong mối cảnh biến đổi khí hậu, khanhiếm lương thực và dân số ngày càng gia tăng. 64 Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, trên cơ sở tham khảo các tài liệu, số liệu đáng tin cậy, bài viếtsử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để từ đó có những đánh giá thực tiễn và đề xuất hợp lý, cần thiết cho vấn đềnghiên cứu.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận3.1 Tính cấp thiết của việc chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp Theo dự báo của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), đến năm 2050, để đủ lương thực chodân số toàn cầu, tổng sản lượng thực phẩm cần có sẽ phải tăng thêm 70% so với hiện tại. Để tăng sản lượng lương thựccủa toàn thế giới lên 70%, thì sản lượng canh tác tại các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước tại khu vực Châu Á sẽcần phải tăng gần gấp đôi. Điều này sẽ là khó khăn khi hiện tượng suy thoái đất, nước, biến đổi khí hậu trên thế giớikhông ngừng gia tăng. Cũng theo FAO để đáp ứng nhu cầu lương thực cho tương lai, 80% mức tăng cần thiết phải tạo ratừ tăng năng suất và cường độ canh tác dày hơn - và chỉ 20% đến từ việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Vì vậychuyển đổi số thực sự là giải pháp quan trọng cho chiều hướng phát triển nông nghiệp trong hiện tại và tương lai. Sở dĩnói như vậy vì chuyển đổi số có thể mang đến các tác dụng tích cực như: - Tiết kiệm thời gian, công sức, nguồn nhân lực: Hiện nay ngành nông nghiệp của Việt Nam cũng như thế giớiđang phải đối mặt với tình trạng nguồn nhân lực ngày càng già hóa và khó khăn trong vi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: