Danh mục

Chuyển đổi số trong truyền thông marketing: Hướng phát triển của du lịch Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 737.31 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Chuyển đổi số trong truyền thông marketing: Hướng phát triển của du lịch Việt Nam" nhằm mục tiêu nghiên cứu tác động và đề xuất giải pháp của việc chuyển đổi số trong truyền thông marketing đến sự phát triển du lịch Việt Nam sau Covid-19. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê số liệu thực tế về du lịch và tham chiếu những nghiên cứu trước nhằm đạt được mục tiêu tham luận. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển đổi số trong truyền thông marketing: Hướng phát triển của du lịch Việt Nam MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG TRUYỀN THÔNG MARKETING: HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM Lê Thị Nhã Trúc1 Tóm tắt Năm 2022, khi dịch Covid-19 lắng xuống, chuyển đổi số trong truyền thông marketing là xuhướng tất yếu. Theo nhận định của các chuyên gia, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và thúc đẩychuyển đổi số sẽ giúp ngành du lịch khai thác hiệu quả hơn các giá trị từ môi trường số, nâng caonăng lực cạnh tranh, phục hồi và phát triển bền vững. Trên 40% doanh nghiệp du lịch đóng cửa, cắtgiảm nhân sự, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tiếp tục vận hành với số ít nhân lực còn lại, chi phígiảm xuống nhưng hiệu quả lại tăng lên... Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo triển khaiđẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong marketing du lịch. Trên cơ sở đó, bài viết nhằm mục tiêunghiên cứu tác động và đề xuất giải pháp của việc chuyển đổi số trong truyền thông marketing đếnsự phát triển du lịch Việt Nam sau Covid-19. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê sốliệu thực tế về du lịch và tham chiếu những nghiên cứu trước nhằm đạt được mục tiêu tham luận. Từ khóa: chuyển đổi số, truyền thông marketing, du lịch. 1. GIỚI THIỆU Giai đoạn 2015 - 2019, du lịch Việt Nam có dấu ấn tăng trưởng vượt bậc từ 7,9 triệu lượtkhách quốc tế năm 2015 lên 18 triệu năm 2019, tăng trung bình 22,7%/năm (Trung tâm thông tin dulịch, 2021), một con số xuất sắc. Tổ chức Du lịch thế giới xếp Việt Nam là quốc gia thứ 6/10 nướccó tăng trưởng du lịch nhanh nhất toàn cầu. Cuối năm 2019, du lịch đóng góp 9,2% vào GDP, tạonhiều việc làm cho người lao động, góp phần đảm bảo đời sống an sinh xã hội, điều này hứa hẹngiai đoạn từ 2020 trở đi sẽ là thời kỳ vàng trong phát triển du lịch, đặc biệt chính là thu hút lượnglớn du khách quốc tế. Tuy nhiên, 2020 trở thành năm thảm họa của ngành du lịch thế giới, bởi sự xuất hiện và lanrộng của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, ngành Du lịch nước ta cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Theosố liệu khách quốc tế đến Việt Nam năm 2020 chỉ đạt 3,8 triệu lượt, giảm 78,8% so với năm 2019do ảnh hưởng dịch bệnh; tổng thu ngành du lịch cả nước giảm 58,7% khi chỉ đạt 312.000 tỷ đồng,tương đương thiệt hại khoảng 23 tỷ USD, khách nội địa giảm gần 50%; hoạt động đón khách quốctế hoàn toàn bị đóng băng, đóng góp GDP của du lịch chỉ còn 3,58% …(Trần Minh Nguyệt, 2020).Kéo theo việc giảm lượt khách chính là cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí… phải đóng cửa,nhân viên ngành Du lịch bị mất việc làm gia tăng… Từ những ảnh hưởng nặng nề hậu Covid-19, nhiệm vụ cấp bách của ngành du lịch Việt Namlà cần những giải pháp thiết thực đồng bộ để nhanh chóng phục hồi du lịch nội địa và quốc tế. BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Tổng cục Du lịch triển khai 5 nội dung chuyển đổi số:(1) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong marketing du lịch; (2) Quản lý và phát triển điểm đếndu lịch thông minh; (3) Phát triển hệ thống thông tin số ngành Du lịch và các ứng dụng; (4) Hỗtrợ các doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnhvực du lịch; (5) Tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin trongngành Du lịch.1 Thạc sĩ, Trường Đại học Trà Vinh. SĐT: 0934.097.104. Email: ltntruc@tvu.edu.vn 564 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ Với những nỗ lực phục hồi hiệu quả, ngành du lịch chính thức mở cửa hoàn toàn kể từ ngày15/3/2022, trong 9 tháng đầu năm 2022, khách nội địa đã đạt gần 86,8 triệu lượt, vượt xa so vớimục tiêu 60 triệu lượt của cả năm 2022, và cao hơn tổng lượng khách nội địa cả năm 2019 – thờiđiểm trước khi xảy ra dịch, khách quốc tế đạt 1,87 triệu lượt. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàngtháng khoảng 50%/tháng (Tổng cục Du lịch, 2022). Trong những nỗ lực đó, phải kể đến vai tròquan trọng của chuyển đổi số trong chiến dịch truyền thông marketing, đây được xem là yếu tố thenchốt thúc đẩy du lịch phục hồi và phát triển theo hướng linh hoạt và bền vững hơn trong bối cảnhmới sau đại dịch. Trên cơ sở đó, mục tiêu của bài viết nhằm nghiên cứu tác động và đề xuất giải pháp của việcchuyển đổi số trong truyền thông marketing đến sự phát triển du lịch Việt Nam sau Covid-19. Tácgiả sử dụng phương pháp phân tích thống kê và tham chiếu những nghiên cứu trước, cũng như sốliệu thực tế về du lịch nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Chuyển đổi số (Digital transformation) là khái niệm ra đời trong thời đại internet bùng nổ vàđang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, mô tả việc ứng dụng công nghệ vào các khía cạnhcủa doanh nghiệp. Nếu đạt hiệu quả, hoạt động ...

Tài liệu được xem nhiều: